Các nhà khoa học đã bước đầu phát triển thành công phương pháp tạo ra các bộ não mini với hệ thống thần kinh 3D phức tạp nhằm giảm thiểu việc thử nghiệm trực tiếp trên động vật.
Thông thường, tại các phòng thí nghiệm, việc kiểm tra các loại thuốc, cấy mô thần kinh và các thí nghiệm có liên quan đến não được được tiến hành đầu tiên trên loài chuột.
Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học thuộc đại học Brown đã thành công trong việc tạo ra các "quả bóng não" từ các tế bào thần kinh của động vật và nuôi dưỡng chúng bằng một nguồn điện (những quả bóng não này có cả các hệ thống dây thần kinh phức tạp như thật). Phương pháp này tỏ ra ít tốn kém hơn so với các phương pháp truyền thống.
Các "não mini" này là một vật thử nghiệm tuyệt vời cho các nhà nghiên cứu thần kinh. Hơn nữa, một mẫu mô nhỏ từ loài gận nhấm có thể tạo ra hàng ngày quả bóng não có giá tương đương 50 cent, một khoản chi phí thấp hơn nhiều nếu dùng trực tiếp động vật để thí nghiệm.
"Chúng tôi nghĩ đây là cách tốt hơn để giảm thiểu việc sử dụng động vật trong thí nghiệm", Molly Boutin, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho tạp chí Tissue Engineering biết.
Các quả bóng não mini này có kích thước đường kính chỉ bằng 1/3 mm, được tạo ra bằng cách cách ly và tập trung các tế bào mong muốn giống như việc chúng ta gieo một hạt giống vào khuôn hình cầu. Mất khoảng 2 đến 3 tuần để một tế bào phát triển thành một mạng lưới thần kinh 3-D phức tạp.
Các nhà khoa học đang cố gắng cải tiến phương pháp để đạt kết quả nhanh hơn và chi phí cho mỗi quả bóng não mini này sẽ chỉ khoảng vài xu.
Diane Hoffman-Kim, Phó Giáo sư về dược lý phân tử - tác giả chính của nghiên cứu, cho biết nhóm của bà sẽ sử dụng phương pháp này để kiểm tra bệnh Parkinson, Boutin và tìm hiểu cách thức các tế bào thần kinh phát triển.
Tham khảo: discovery
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"