"Chê" World Cup, 50 cán bộ đi học eSport

    PV, Vũ Giang 

    Trong khi nhiều người đang ăn, ngủ, xem bóng đá thì đang có những người sẽ tham gia lớp học trọng tài eSport nhằm thúc đẩy một môn thể thao mới tại Việt Nam.

    Sau khóa học đầu tiên diễn ra tại đại học Bách Khoa Ha Nội, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân sự phục vụ AIG 2009. Giờ đây tại trung tâm eSports lớn thứ hai của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, một lớp đào tạo trọng tài cho bộ môn mới mẻ này lại được mở ra.
     

    Ông Hoàng Vĩnh Lộc: "Tôi rất mê thể thao và bóng đá. Nhưng tôi bỏ World Cup để dạy eSport". 
     

    Theo dự kiến lớp học này sẽ kéo dài từ ngày 14/6 đến 19/6 với sự tham gia giảng dạy của những giảng viên vốn đã rất nhiều kinh nghiệm. Trong đó đang có hai giảng viên đáng chú ý nhất là ông Hoàng Vĩnh Lộc, trưởng ban trọng tài bộ môn eSport tại AIG 2009 vừa qua. Và người thứ hai chính là một trong hai huấn luyện viên của ĐTQG eSport Việt Nam, ông Phạm Văn Thành, một trong những người đã hoạt động từ lâu trong cộng đồng eSport Việt Nam.   
     
    Số lượng học viên của lớp sẽ là khoảng 50 người đều là những là cán bộ, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài tương lai sẽ bắt môn E-Sport tại các sở văn hóa, thể thao và du lịch và các cơ quan, đơn vị thuộc bộ văn hóa, thể thao và du lịch trên toàn quốc. Và các bộ môn sẽ được đào tạo trong lớp học lần này bao gồm: FIFASoccer,  Dota Allstar,  Need For Speed, Audition, Counter Srike 1.6
     

    Ông Phạm Văn Thành (tay phải): "Tôi quậy bóng đá và chơi eSport".
     
    Mặc dù nếu so sánh với các trọng tài xuất phát từ cộng đồng eSport chính gốc trong khóa học đầu tiên thì rõ ràng những học viên ở khóa thứ hai này sẽ còn những hạn chế. Những điều này xuất phát từ việc phần lớn trong số họ chưa có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu về bộ môn này trước đây. 
     
    Tuy nhiên họ lại có một vốn hiểu biết về chuyên môn xử lý thể thao được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản hơn hẳn. Điều này chắc chắn sẽ giúp nâng cao tính chuyên nghiệp của các sự kiện eSport sắp tới. Vì thực tế các trọng tài trước đây của eSport cũng chỉ dựa vào sự nhiệt tình, kinh nghiệm và dẫn tới nhiều tranh cãi mà đôi khi khiến các vị cầm cân nảy mực bị xao động. 
     

    Trọng tài eSport Nguyễn Bình Yên.
     
    Hơn nữa các trọng tài từ cộng đồng vốn tập trung nhiều ở hai trung tâm eSport lớn của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy nếu muốn phát triển sâu rộng phong trào thì đương nhiên sẽ cần đạo tạo lực lượng nòng cốt ở từng tỉnh, huyện để có thể đẩy mạnh phong trào. 
     
    Bất cứ một môn thể thao nào nếu phong trào quần chúng không mạnh, không có những giải đấu dành cho người không chuyên, bán chuyên rộng rãi thì cũng chẳng thể mơ một ngày có những giải chuyên nghiệp. Hãy nhìn đơn giản sang Hàn Quốc, bạn có thể thấy những giải StarCraft với những game thủ chuyên nghiệp long lanh trên màn ảnh.  
     
    Lứa trọng tài eSport chính quy đầu tiên.
     
    Thế nhưng nếu biết rằng con đường để được tuyển chọn vào làm thành viên dự bị của các đội game chuyên nghiệp phải qua các giải đấu dành cho người chơi bán chuyên hoặc a-ma-tơ khốc liệt như thế nào. Và nếu biết những con người đó phải trải qua kỳ sát hạch của KeSPA, cơ quan phụ trách eSport Hàn Quốc để có được tấm chứng chỉ game thủ chuyên nghiệp thì có lẽ sẽ không ít bạn nản lòng. Trở thành trọng tài có thể là một con đường khác.
     
    Và dĩ nhiên để thực hiện điều đó thì lực lượng trọng tài đông đảo là điều không thể thiếu. Mỗi trận đấu ở giải đấu chuyên nghiệp của StarCraft Hàn Quốc luôn có từ 4-5 trọng tài phân xử. Tuy nhiên như chúng ta đã biết tình trạng bán độ vẫn xảy ra dù đã có sự kiểm soát nghiêm ngặt đến vậy. 
     
     

    Chính vì vậy lớp học trọng tài eSport là rất đàng hoan nghênh và đang dần cho thấy nhà nước quan tâm, muốn định hướng eSport đi theo con đường đúng đắn. Như ông Phạm Văn Thành đã phát biểu: “Lớp học này nhằm  xây dựng cơ sở nền tảng e-sports tại các sở văn hóa thể dục thể thao các địa phương. Và trong tương lại không xa, e-Sports có thể là môn thi đấu trong chương trình Đại hội thể dục thể thao toàn quốc. Không chỉ có 5 môn đào tạo trọng tài trên, chúng tôi đang hoàn thiện giáo án để giảng dạy bộ môn FIFA - bóng đá điện tử trong trường học”.

    NỔI BẬT TRANG CHỦ