Hơn 15 năm qua, Trung Quốc không thành công trong việc đưa ra một hệ điều hành "cây nhà lá vườn" cho smartphone, giúp đất nước "giải phóng khỏi chủ nghĩa công nghệ phương Tây". Trong khi đó, Ấn Độ đã đạt được những kỳ tích chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm.
Indus OS là nền tảng điện thoại di động phổ biến thứ hai tại Ấn Độ với 6,3% thị phần, chỉ đứng sau Android của Alphabet. Đây là một hệ điều hành đa ngôn ngữ dựa trên hệ điều hành Android. Theo số liệu từ Counterpoint Research, cuối năm 2015, Indus OS đã vượt lên vị trí thứ 2, dẫn trước iOS và một hệ điều hành khác của Android như MIUI của Xiaomi và Cyanogen.
Con đường của Trung Quốc đến với một hệ điều hành theo chủ nghĩa dân tộc trải đầy những thất bại bao gồm những cái tên như China OS (COS), Kylin, Red Flag và YunOS. Tất cả đều có những thất bại khác nhau nhưng mô hình chung đều do sức ép từ phía chính phủ hoặc bị thâu tóm bởi một tập đoàn khổng lồ trong ngành. Điều đó đã gây ra nhiều rắc rối cho các nhà phát triển cho dù là đối với máy tính để bàn hay thiết bị di động. Trung Quốc đã thất bại cả 2.
Giữa năm 2015 là thời khắc chuyển ngoặt của Indus OS, khi mà gã khổng lồ smartphone Micromax của Ấn Độ quyết định sử dụng hệ điều hành này cho một vài mẫu điện thoại của hãng thay cho hệ điều hành Android của Alphabet. Là một hệ điều hành đa ngôn ngữ hỗ trợ ít nhất 12 ngôn ngữ, Indus OS đã chạm đến đúng "chỗ ngứa" của thị trường chứ không phải của chính phủ.
Thành công của Indus OS hay cũng chính là thất bại của những nhà phát triển Trung Quốc là phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu của thị trường. Ví dụ, Indus OS cung cấp bộ gõ có tính năng tiên đoán và dịch chữ. Điều này phù hợp với nhu cầu thị trường Ấn Độ sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, do đó rất cần một hệ điều hành như vậy.
Kể từ quý IV/2015, hệ điều hành "cây nhà lá vườn" Indus của Ấn Độ đã vượt qua iOS và vẫn tiếp tục dẫn trước ngày càng mạnh.
Một dịch vụ khác thu hút người dùng của Ấn Độ đó chính là tính năng thanh toán trong ứng dụng Bazaar. Người dùng ứng dụng này có thể trả tiền để download nhạc thông qua hoá đơn điện thoại. Đây là một sự thay đổi lớn không với chỉ đối với người tiêu dùng mà còn là các nhà phát triển ứng dụng và bản thân Indus OS - người kém may mắn hơn trong bữa tiệc smartphone - nơi mà Android và iOS chè chén say sưa.
Theo Trí thức trẻ/CafeF
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"