Chỉ 3 ngày làm 'bay' mùi hôi sông Tô Lịch: Công nghệ Nhật sẽ đặt dưới đáy sông là gì?
Cùng tìm hiểu về công nghệ của Nhật Bản hứa hẹn sẽ làm sạch sông Tô Lịch này.
- Sáng chế ra vật liệu lọc nước mới: tiêu diệt được 99,999% vi khuẩn bằng ánh sáng
- Thiết bị này chứa thứ nước lọc siêu tinh khiết nhưng cực kì nguy hiểm, có thể ăn mòn kim loại
- Purisoo: Chiếc bình lọc nước di động giúp bạn uống nước sạch ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới
- Hãng Suntory hướng dẫn cách nấu nước lọc vị trà sữa, đề nghị không tự làm ở nhà
- Phát minh phi thường: biến nước biển thành nước uống được chỉ nhờ một tấm màng lọc
- Các nhà khoa học phát triển máy lọc nước bằng năng lượng mặt trời: sản xuất 3 -> 10 lít nước/ngày, giá rất rẻ
Trong cuộc gặp gỡ chiều 11/4 tại trụ sở Chính phủ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đoàn chuyên gia Nhật Bản về môi trường đã đề xuất tài trợ miễn phí thiết bị công nghệ sinh học bio-nano nhằm hỗ trợ tích cực cho việc xử lý ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam.
Sông Tô Lịch có chiều dài 14 km chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội đã bị ô nhiễm trầm trọng. Ảnh: Tiền Phong
Tiến sĩ Tadashi Yamamura - chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến thương mại & môi trường Nhật Bản, là người dẫn đầu nhóm chuyên gia của Nhật Bản cho biết thiết bị này có tốc độ xử lý siêu nhanh mà chỉ cần 3 ngày sẽ giúp giảm mùi ô nhiễm.
Trước mắt, công nghệ bio-nano sẽ được thí điểm dưới lòng sông tại 1 đoạn sông Tô Lịch và 1 góc hồ Tây để từ đó mở rộng mô hình ứng dụng hơn cho nhiều địa phương khác.
Vậy công nghệ sinh học bio-nano là gì?
Tiến sĩ Tadashi Yamamura cho biết công nghệ nano sử dụng vật liệu thiên nhiên nên rất thân thiện với môi trường (điều mà các phương pháp hóa học và vật lý không có được). Đây là công nghệ kết hợp giữa sinh học và công nghệ nano.
Kích thước một số vật thể siêu nhỏ. Nguồn: Dung dịch khử trùng nano bạc
Nếu như công nghệ sinh học đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp vào cuối những năm 1970 thì công nghệ nano lại là một vấn đề rất mới mẻ với khi nghiên cứu bất cứ thứ gì liên quan đến các cấu trúc có kích thước nhỏ hơn 100nm.
Xem video minh họa:
Nhật Bản đã cung cấp công nghệ làm sạch nguồn nước cho nhiều quốc gia khác. Nguồn: 外務省 / MOFA
Cụ thể hơn, công nghệ nano là khoa học, kỹ thuật và thao tác liên quan tới các hệ thống có kích thước nano, ở cấu trúc cấp độ kích thước siêu nhỏ này thì hạt, tinh thể nano, lớp nano, ống nano sẽ có những tính chất và chức năng mới mà các nhà khoa học cân phải nghiên cứu.
Còn công nghệ sinh học có nền tảng là công nghệ tái tổ hợp sẽ tập trung nghiên cứu các quá trình, cơ chế ở mức phân tử của các hệ thống sinh học. Có thể thấy việc nghiên cứu cấu trúc, tính chất ở mức độ siêu nhỏ của vật chất chính là điểm chung của cả hai công nghệ trên.
Việc kết hợp giữa những điểm chung này là một hệ quả tất yếu dẫn tới sự ra đời của công nghệ sinh học nano (bio-nanotechnology), ngành công nghệ tìm kiếm các mối liên kết giữa những vật có kích thước nano.
Sự tổ hợp của các hạt nano sẽ tạo ra những cấu trúc có tính chất vượt trội. Nguồn: (RSC) Publishing - Royal Society of Chemistry
Trong đó, "Bio2Nano" là việc kết hợp sử dụng vật liệu và cấu trúc sinh học (incorporating nanomaterials (NMs)) để tạo các hệ thống kỹ thuật mà máy lọc nước của Nhật Bản với màng chức năng tự lắp ráp được đặt dưới đáy sông Tô Lịch nêu trên là một ví dụ tiêu biểu.
Các màng chức năng này sẽ được tạo thành bởi các hạt có kích thước nano như metal-oxide NPs (gồm aluminium oxide, TiO2 và zeolite), vật liệu kháng vi sinh vật (gồm silver-NPs (Ag-NPs) và CNTs) và vật liệu quang xúc tác (như bimetallic-NPs, TiO2).
Những phân tử có kích thước nano sẽ sắp xếp hay tổ hợp với nhau thành các cấu trúc có nhiều tính chất vượt trội nhằm tăng tính thấm, khử mùi hôi, điều khiển màng sinh học, bền vững trước tác động nhiệt hay cơ học, khả năng tự làm sạch...
Triển vọng của công nghệ sinh học nano...
Việc nghiên cứu công nghệ sinh học xanh sử dụng công nghệ bio-nano hiện nay đang là hướng phát triển bền vững ở nhiều quốc gia. Không chỉ nước thải mà công nghệ bio-nano còn có thể sử dụng để làm sạch dầu tràn trên biển, ô nhiễm không khí, đất...
Vietnamplus.vn cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá rất cao công nghệ này của Nhật Bản và bày tỏ thiện chí hợp tác lâu bền trong lĩnh vực đầy tiềm năng này nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nuớc.
Nhật Bản là quốc gia có kinh nghiệm xử lý nước thải và đã mang công nghệ của mình tới nhiều quốc gia như Campuchia, Indonesia... nên Thủ tướng cũng tin tưởng sự thành công của người Nhật ở lần thí điểm này.
Thủ tướng đề nghị các chuyên gia Nhật Bản và Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) sẽ cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra những phương án và tổ chức thực hiện hiệu quả nhất sau khi trao đổi, làm việc cụ thể.
Kết quả của lần thí điểm này sẽ là nền tảng tốt để xử lý ô nhiễm nước ở nhiều địa phương khác đang gặp vấn đề tương tự ở Hà Nội.
Bài viết sử dụng các nguồn: Phys, Ncbi, Nisenet, Archive.cnx, Vietnamplus.vn
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming