Chỉ cần xem video này bạn sẽ hiểu nguyên lý hoạt động của chống rung IS và IBIS trên máy ảnh
Có quá nhiều thành phần để thực hiện một điều duy nhất: tạo ra những bức ảnh không bị rung nhòe!
- Samsung ra mắt tủ lạnh thông minh đầu tiên tại Việt Nam: lướt web, nghe nhạc, nhắn tin ngay trên cửa tủ, tự chụp ảnh mỗi lần đóng, giá gần 47 triệu
- Huawei MateBook D 14/15 ra mắt: AMD Ryzen 4000 series, mỏng và nhẹ, giá từ 13.6 triệu đồng
- 20 năm trước, Steve Jobs từng tạo ra “chiếc máy tính mát nhất trên đời”
Một trong những phát kiến quan trọng nhất trong ngành ảnh, không những được sử dụng trong máy ảnh, ống kính mà cả những dòng smartphone cao cấp hiện nay đó là công nghệ chống rung. Công nghệ này được chia ra làm 2 loại, đó là IS (chống rung hình ảnh tại ống kính) và IBIS (chống rung hình ảnh trong thân máy). Nó giúp cho việc chụp ảnh trở nên dễ dàng hơn bằng cách 'bù trừ' những chuyển động tay của con người, giúp cho hình ảnh luôn được sắc nét, không bị mờ.
Video giải thích nguyên lý hoạt động cả 2 cơ chế chống rung IS và IBIS tren máy ảnh
Trong một video dải 14 phút, kênh Imaging Resource đã đi tìm hiểu nguyên lý hoạt động của IS và IBIS nhờ vào sự giúp đỡ của Hisashi Takeuchi - trưởng bộ phận phát triển công nghệ của hãng Olympus. Theo lời giải thích của ông, hệ thống chống rung cần phải giải quyết được rung lắc từ 5 trục: lên xuống, sang phải và sang trái, hướng xoay máy ngang, xoay máy dọc và quay quanh trục ống kính. Hệ thống chống rung ống kính (IS) có thể thực hiện được 4 chuyển động, còn chuyển động xoay sẽ phải thực hiện bởi IBIS bằng cách dịch chuyển chính cảm biến nhận hình ảnh.
Cảm biến có chống rung của Olympus E-M5 Mark III
Để thực hiện chống rung, máy ảnh sẽ phải được trang bị những cảm biến gia tốc và con quay hồi chuyển giống như smartphone, từ đó nhận diện được những chuyển động từ tay người dùng. Trên một máy ảnh thế hệ mới, có tới 5 cảm biến nhận diện chuyển động được sử dụng để thực hiện công việc này.
Thông tin về chuyển động sau khi được xử lý bởi CPU trong thân máy, sẽ được chuyển tới hệ thống IBIS để tạo ra các chuyển động ngược chiều, nhờ đó hình ảnh luôn song song với cảm biến, không bị dịch chuyển trong suốt quá trình màn trập được mở ra, giữ hình ảnh không mờ nhòe.
Hệ thống hỗ trợ chuyển động dành cho cảm biến có IBIS
Cảm biến trong những chiếc máy ảnh có IBIS được đặt trên một tấm khung với những cuộn dây đồng xung quanh (cuộn cảm), đặt giữa những tấm nam châm. Bằng cách đưa dòng điện vào cuộn cảm, nó sẽ tạo từ trường và di chuyển thông qua lực đẩy của nam châm - khá là giống với nguyên lý hoạt động của màng loa dùng trong tai nghe. Tất cả những thành phần này khi hoạt động hòa hợp, có thể chống rung được từ 5 - 6.5 bước.
Viên bi để giữ cảm biến luôn phẳng với trường ảnh của ống kính
Hệ thống chống rung trong ống kính cũng hoạt động với nguyên lý tương tự, với những cảm biến nhận diện chuyển động được đặt trong thân ống kính, còn các thành phần hỗ trợ chuyển động sẽ được đặt vào 1 thành phần kính. Khi thành phần kính này di chuyển sẽ 'bẻ' hướng ánh sáng đúng cảm biến chứ không chiếu vào nơi khác.
Olympus cho biết chỉ riêng việc phát triển con quay hồi chuyển để nhận diện chuyển động bên trong chiếc máy OM-D E-M5 Mark III của họ thôi cũng đã mất tới 3 năm. Quả thực là các hãng máy ảnh đã áp dụng rất nhiều công nghệ tinh vi, hoạt động với tính chính xác cao chỉ để thực hiện một điều duy nhất: giúp người dùng tạo ra các bức ảnh đẹp hơn!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4