Dùng tài khoản mạng xã hội để đăng nhập vào ứng dụng hay website không còn là chuyện hiếm, nhưng chỉ với một thay đổi rất nhỏ đã giúp Facebook thu hút thêm hàng triệu đăng nhập. Và lợi ích thì vẫn chưa dừng lại ở đó.
Chúng ta thực sự kém trong việc nhớ mật khẩu. Đó là lý do vì sao nhiều người cố hết sức để tránh tạo tài khoản mới ở bất cứ website hay ứng dụng nào họ gặp. Bằng cách đó, họ hy vọng tránh được việc phải nhớ những mật khẩu đáng quên mới, hay tệ hơn họ sẽ dùng một mật khẩu cho tất cả những tài khoản đó (điều đó thực sự không nên chút nào).
Vì vậy, các công ty lớn như Google, Facebook, Twitter và Amazon đang khuyến khích các nhà phát triển cho phép người dùng mới sử dụng những thông tin trên các tài khoản có sẵn của họ thay vì phải tạo một tài khoản với danh tính mới.
Dưới đây là bảng so sánh về tỷ lệ đăng nhập giữa các mạng xã hội, theo dữ liệu của công ty quản lý danh tính khách hàng Gigya.
Dù từ lâu Facebook vẫn là người dẫn đầu về đăng nhập trên mạng xã hội, nhưng gần đây, với chỉ một cải tiến nhỏ về thiết kế đã giúp tăng thêm hàng triệu đăng nhập mới cho người khổng lồ này.
“Chúng tôi nhận ra bằng cách sử dụng cụm từ “Tiếp tục với (tên riêng của người dùng)” trên màn hình đăng nhập đang mở, sẽ giúp tăng thêm hàng triệu đăng nhập mới mỗi tháng” cô Deb Liu, phó chủ tịch về nền tảng, cho biết. Thay đổi nhỏ này sẽ mang lại một trải nghiệm mới về cách chào đón người dùng, giúp họ cảm thấy rõ ràng hơn về cách đăng nhập vào ứng dụng bằng tài khoản Facebook.
Bổ sung thêm tên người mình muốn kết nối, làm người dùng cảm thấy thân thiện gần gũi hơn.
Sự thay đổi này của tiếp theo một quyết định khác của Facebook vào năm ngoái khi cho phép người dùng dễ dàng chỉnh sửa những thông tin nào họ sẽ chia sẻ với ứng dụng. Cô Liu cũng cho rằng thay đổi này sẽ làm đơn giản hóa việc cấp phép cho ứng dụng, thay đổi cách nhìn và cảm nhận về đoạn hội thoại đăng nhập, dẫn đến việc “cải thiện đáng kể” số lượt click trên tỷ lệ hiển thị (click through rate) khi đăng nhập bằng Facebook vào năm ngoái.
Tại sao các ứng dụng thích tài khoản Facebook của bạn
Những yêu cầu của ứng dụng Happn ban đầu có vẻ rất đáng ngại : bạn sẽ kết nối với một người xa lạ dựa trên việc có phải bạn đã vô tình gặp người đó ở ngoài đời hay chưa. Thay vì trở thành một ứng dụng kỳ cục, Happn biến mình thành một ứng dụng hẹn hò của sự “lãng mạn vô vọng”. Cho dù vậy, nhóm phát triển ứng dụng nhận ra rằng, người dùng có thể sẽ nhanh chóng thất vọng với việc hẹn hò dựa trên vị trí địa lý, nếu họ không thể chắc chắn về hình ảnh mà người họ sẽ gặp. Vì vậy, tương tự như ứng dụng hẹn hò Tinder, Happn buộc người dùng phải đăng nhập bằng tài khoản Facebook của mình.
Tất nhiên, về mặt lý thuyết, bạn có thể làm giả thông tin trên tài khoản Facebook của bạn, để dành cho các ứng dụng kiểu như thế này và nhiều việc khác. Nhưng quả thật việc đó cần nhiều nỗ lực hơn chỉ là tải vài cái ảnh từ internet về và giả vờ rằng đó là bạn.
Happn giờ đã có khoảng 10 triệu người dùng và 4 triệu người dùng tích cực hàng tháng. Họ cho biết khi người dùng chọn đăng nhập bằng Facebook, tỷ lệ chuyển đổi của họ tăng lên đến gần 90%.
Rõ ràng việc buộc các ứng dụng đề nghị đăng nhập bằng Facebook hay các tài khoản khác cũng mang lại lợi ích cho các mạng xã hội này.
Cho dù Facebook không trực tiếp thu bất kỳ khoản tiền nào từ việc tích hợp này, nhưng những ứng dụng này vẫn giúp mang lại thêm thông tin về người dùng cho công ty. Ví dụ, nếu ai đó sử dụng tài khoản Facebook để đăng nhập vào một ứng dụng thương mại điện tử, Facebook có thể hiển thị thêm các quảng cáo liên quan đến thương mại điện tử cho người này. Ngoài ra, nếu người nào sử dụng Facebook để đăng nhập, nhiều khả năng họ sẽ chia sẻ nội dung từ ứng dụng đó lên Facebook, giúp thúc đẩy kết nối.
Lợi ích cho mảng kinh doanh quảng cáo
Cuối cùng và có lẽ quan trọng nhất, những lập trình viên tích hợp việc đăng nhập bằng Facebook vào ứng dụng, có nhiều khả năng sẽ sử dụng một vài công cụ khác của công ty, như quảng cáo cài đặt trên ứng dụng di động.
Ví dụ, Happn mua rất nhiều quảng cáo cài đặt trên ứng dụng di động từ Facebook. Cho dù công ty này từ chối chia sẻ về ngân sách marketing cho những quảng cáo này, nhưng họ cho biết hoạt động quảng cáo giúp đem lại 60% người dùng mỗi khi ra mắt tại một thành phố mới.
Các nhà phân tích tin rằng quảng cáo cài đặt ứng dụng sẽ trở thành bộ phận quan trọng hơn cho mảng kinh doanh quảng cáo trên di động của Facebook, cho dù công ty từ chối cho biết doanh thu từ hoạt động quảng cáo này đem lại. Nhưng những người làm tiếp thị có xu hướng trả nhiều tiền hơn cho loại hình quảng cáo này, bởi hiệu quả đầu tư dễ đo lường hơn quảng cáo hiển thị.
Một nguồn tin khác từ công ty tiếp thị cho tờ Business Insider biết, các khách hàng của họ thường phải trả cho Facebook một khoản phí quảng cáo cho mỗi cài đặt (cost per install) từ 1,8 đến 3,7 USD cho Android và từ 3 đến 6,4 USD cho iOS tại Mỹ. Quan trọng hơn, đa số các khách hàng này là công ty trò chơi, những người thường trả nhiều hơn cho loại quảng cáo này. So với một ứng dụng về sức khỏe và thể dục, trung bình chi phí CPI của họ khoảng 1,43 USD vào mùa hè năm 2015.
Trong năm 2014, dịch vụ quảng cáo cài đặt ứng dụng trên di động của Facebook đã đạt được 250 triệu lượt cài đặt. Tháng Ba năm ngoái, con số này là khoảng một tỷ lượt cài đặt. Hãy cùng chờ xem con số của năm nay.
Theo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android