Chỉ nâng thêm 1mm nhưng tại sao pháo 76mm của xe tăng Mỹ lại hiệu quả hơn nhiều so với pháo 75mm trong Thế chiến thứ 2
Dù chỉ nâng cỡ nòng thêm 1mm nhưng pháo 76mm trên xe tăng Mỹ lại trở thành một vũ khí cực kỳ lợi hại giúp quân đồng minh đối đầu trực diện được với những chiếc xe bọc thép hạng nặng của Đức quốc xã.
Pháo trên xe tăng rất quan trọng trong mọi cuộc chiến. Một tháp pháo có sức công phá mạnh và tầm bắn xa sẽ đem tới lợi ích đáng kể trong việc tiêu diệt sinh lực và các phương tiện, vũ khí của quân địch.
Trong rất nhiều năm, xe tăng Sherman của quân đội Mỹ hầu như chỉ được trang bị pháo cỡ nòng 75mm. Loại súng này tỏ ra tương đối hiệu quả trong Thế chiến thứ hai khi nó có thể tiêu diệt một xe tăng Đức ở khoảng các lên tới gần 1km. Hỏa lực mạnh của loại pháo này giúp xe tăng Sherman có thể thoải mái chinh chiến và tiêu diệt mọi kẻ thù gặp phải trong cuộc chiến.
Tuy nhiên vào đầu năm 1944, xe tăng Sherman đã được nâng kích thước nòng pháo lên 76mm, tức chỉ tăng 1mm. Mẫu xe tăng Sherman cũng pháo 76mm sau đó đã được mang đến Anh để thử nghiệm. Tới giai đoạn từ cuối năm 1944-1945, những chiếc xe tăng trang bị pháo 76mm được triển khai với số lượng ngày càng lớn.
Do kích thước nòng chỉ lớn hơn 1mm nên nhiều người tự hỏi, tại sao người tai lại chỉ nâng thêm 1mm và việc nâng kích thước nòng này có đem đến lợi ích nào không?
Lúc này chúng ta cần điểm lại một số diễn biến trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đạn 75mm của xe tăng Sherman có thể tiêu diệt các mẫu xe tăng Panzer IV và Panzer III của Đức quốc xã tại chiến trường Bắc Phi.
Tuy nhiên khi dòng xe tăng hạng năng Tiger I, sản xuất vào cuối năm 1942 của Đức quốc xã ra đời, nó đã gây ra những vấn đề đau đầu cho xe tăng Sherman của quân đội đồng minh. Xe tăng Tiger I lúc bấy giờ được coi là nỗi khiếp sợ của quân đồng minh khi giáp của nó quá dày để có thể xuyên thủng bằng pháo 75mm.
Pháo 75mm của quân đồng minh không thể xuyên thủng Tiger I vì lớp giáp tháp pháo của nó dày tới 120mm và giáp thân là 100mm. Tất nhiên quân đồng minh hoàn toàn có thể áp sát và bắn ở ngang hông hoặc từ phía sau nhưng đó được coi hành động vô cùng nguy hiểm.
Khi sử dụng đạn xuyên giáp tốc độ cao (HVAP), pháo 75mm có thể xuyên thủng được khoảng 100 – 114mm độ dày của lớp giáp ở khoảng cách gần 1km. Tuy nhiên cùng viên đạn pháo đó được sử dụng trên pháo cỡ nòng 76mm, nó có thể xuyên được từ 152 – 178mm độ dày của giáp. Chỉ từng đó là đủ để xuyên thủng và hạ gục lớp giáp bảo vệ tháp pháo của Tiger I.
Ngoài ra, pháo 76mm cũng cho tốc độ bắn cao hơn loại pháo cỡ nòng 75mm. Đó là chưa kể nòng pháo 75mm khá ngắn, làm giảm vận tốc tổng thể của đạn pháo và khiến sức mạnh xuyên phá các mục tiêu của đạn trở nên kém hơn nhiều. Mặc dù vậy loại nòng 75mm này vẫn được tin tưởng sử dụng để hỗ trợ cho bộ binh.
Xe tăng M1 Abrams của quân đội Mỹ trang bị pháo 76mm
Trong khi đó dù chỉ nâng thêm 1mm nhưng nòng pháo 76mm lại giúp xe tăng Sherman của quân đồng minh giao chiến với xe tăng địch hiệu quả hơn.
Tháp pháo T23 trên xe tăng Sherman của quân đội Mỹ sử dụng pháo 76mm
Nòng pháo 76mm cung cấp một lực đẩy mạnh mẽ hơn nhiều cho đạn pháo. Tháp pháo có thể xử lý được loại đạn HVAP, hiệu quả hơn loại đạn nổ HE thường dùng để chống giáp của xe tăng hạng nặng. Đạn HE khi sử dụng cho pháo 76mm chỉ có bề ngoài lớn hơn đôi chút nhưng thực tế không có sự khác biệt nào đáng kể.
Tuy hiệu quả hơn nhưng đạn HVAP lại có một nhược điểm lớn, đó là khó sản xuất. Loại đạn này sử dụng lớp vỏ có chứa vonfram, bao quanh là một lớp nhôm. Thời điểm cuộc chiến gần tới hồi kết, việc sản xuất loại đạn pháo này gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguyên vật liệu.
Còn với đạn HE như đã nói, sức công phá của nó khi dùng trên súng nòng 76mm không mạnh bằng đạn 75mm. Đạn HE khi dùng cho nòng 76mm chỉ chứa 390 gram thuốc súng trong khi nếu dùng cho pháo nòng 75mm, lượng thuốc súng có thể lên tới 667 gram. Điều này khiến cho sức công phá của đoạn HE trên pháo 76mm trở nên yếu hơn cả pháo 75mm.
Nguyên nhân lý giải cho việc giảm lượng thuốc súng trên đạn HE cho pháo 76mm là nhằm tăng độ dày cho lớp vỏ đạn HE. Đạn HE cần đủ dày để có thể sử dụng được cho pháo 76mm với tốc độ phóng cao.
Do những hạn chế trong chiến đấu nên nhiều chỉ huy xe tăng và kíp lái của xe tăng quân đồng minh đã quyết định ưu tiên dùng pháo 75mm. Rõ ràng việc thay thế pháo 75mm bằng 76mm không phải dễ dàng vì các kỹ sư sẽ cần phải thay toàn bộ tháp pháo.
Ưu điểm và tính ứng dụng cao của pháo 76mm chỉ thực sự được phát huy từ sau Thế chiến thứ hai cho đến nay.
Tham khảo Warhistoryonline
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI