Chiếc “bẫy” bằng bong bóng khí siêu thông minh này hứa hẹn sẽ giải quyết vấn nạn rác thải nhựa ngoài đại dương
Một công nghệ thú vị đang được các nhà khoa học Hà Lan thử nghiệm, sử dụng các bọt khí để phân hủy rác thải nhựa ngoài đại dương.
Nếu có dịp đi qua kênh đào ở quận Amsterdam West Westddok bạn có thể trông thấy những đống rác thải tập trung ở rìa kênh. Bạn có thể thấy một sự ô nhiễm không hề nhẹ nhưng nhìn nhận tích cực thì đó là một cách xử lý rác thải rất hay.
Tại đây, các nhà khoa học đang thí điểm một hàng rào bong bóng để ngăn chặn rác thải nhựa chảy ra biển. Quá trình thí điểm này đã kéo dài hơn ba năm và do start-up The Great Bubble Barrier của Hà Lan thực hiện. Công nghệ này nhìn chung giống với các rào cản bong bóng sử dụng để ngăn chặn sự cố tràn dầu.
Ý tưởng thú vị này sử dụng một bức tường bong bóng với hệ thống ống đục lỗ, thổi khí nén lên khỏi mặt nước, qua đó đẩy rác thải nhựa ở dưới đáy nổi lên mặt nước, thuận tiện cho việc vớt rác. Điểm độc đáo của mô hình bẫy rác thải nhựa này là không gây trở ngại cho tàu thuyền hoặc các loài động vật. Các bong bóng khí thổi lên dưới đáy không chỉ ngăn chặn dòng chất thải lắng xuống mà còn giúp việc thu dọn rác dễ dàng hơn rất nhiều.
Thậm chí theo các nhà nghiên cứu, hàng rào bong bóng này có thể chống lại sự phát triển của tảo gây hại và tăng nồng độ oxy trong nước.
Hệ thống ống được đặt ở một góc phù hợp giúp chất thải sẽ được đẩy theo dòng chảy của con nước tới đầu kia của kênh, nơi đặt bể thu gom, qua đó thuận tiện cho việc thu dọn và xử lý.
Kết quả từ quá trình thí điểm cho thấy đây là một hệ thống rất hữu ích. Khi được đặt trên con kênh, nó đã bẫy được trung bình 86% chất thải nhựa, ngăn không cho chúng thoát ra và xâm nhập ra ngoài biển. Ngoài ra hệ thống này còn có thể phân tích chất thải bẫy được và mức độ ô nhiễm chất thải nhựa ở Amsterdam.
Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể bẫy được các loại chất thải nhỏ hơn mà những con tàu thu gom rác ở Amsterdam không thể làm được.
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới ước tính hồi năm 2016, có khoảng 8 triệu tấn nhựa bị thải ra ngoài đại dương mỗi năm. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Science vào năm 2015 lại cho thấy, con số thực tế có thể dao động trong khoảng 4,8 triệu đến 12,7 triệu tấn rác thải nhựa.
Nếu như rác thải nhựa theo đường sông trôi ra biển, công nghệ thu gom rác đặc biệt bằng bong bóng khí này hứa hẹn sẽ giúp giảm đáng kể lượng rác thải nhựa trôi ra ngoài đại dương.
Không phải ngẫu nhiên cả thế giới đang kêu gọi ngăn chặn rác thải nhựa ngoài đại dương. Bởi các loài sinh vật có thể bị vướng phải chúng, làm ảnh hưởng tới khả năng di chuyển, săn mồi của chúng, thậm chí là tử vong vì nuốt phải rác nhựa. Nguy hiểm hơn cả là những mảnh nhựa siêu nhỏ có thể đi vào cơ thể của các loài sinh vật như cá, mực,…và vô tình đi vào cơ thể người khi chúng ta ăn phải.
Tham khảo Newatlas
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"