Chiếc loa này có khả năng deepfake giọng ba mẹ để đọc truyện mỗi tối cho các bạn nhỏ
Đến cả việc dỗ con đi ngủ cũng đã được tự động hóa bằng trí tuệ nhân tạo rồi!
Nói đến công nghệ deepfake, nhiều người chắc chắn sẽ nghĩ đến các vụ ghép mặt người nổi tiếng vào các bộ phim người lớn mà không được sự có phép của họ, hay giả giọng người có chức cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vào 2019, đã có vụ dùng deepfake giả giọng một vị CEO để gọi điện cho nhân viên, chuyển tới 243.000 USD cho kẻ xấu; hay một vụ khác cũng sử dụng deepfake để chiếm đoạt tới 35 triệu USD.
Loa có khả năng "deepfake" giọng của phụ huynh để đọc truyện cho các bạn nhỏ
Nhưng về bản chất thì công nghệ này không phải được phát triển để lừa đảo, nếu được dùng đúng mục đích thì vẫn sẽ giúp cuộc sống của con người trở nên đơn giản hơn. Ví dụ như chiếc loa mang tên Coemo, có khả năng giả giọng của ba mẹ để đọc truyện, hát cho các bạn nhỏ trước khi đi ngủ mỗi tối.
Chiếc loa này được phát triển bởi hãng đồ chơi Nhật Bản Takara Tomy, với hình dáng bên ngoài giống như một bong bóng chat với 2 mắt dễ thương, tích hợp cả đèn màu dịu mắt để thay thế một chiếc đèn ngủ. Loa tích hợp 60 câu truyện từ truyện cổ Grimm, truyện cổ tích Nhật Bản đến cả các bài hát trẻ em.
Người dùng có thể lựa chọn giữa các giọng đọc, giọng hát khác nhau được tích hợp sẵn. Nhưng tính năng đặc biệt nhất vẫn sẽ là việc loa có thể "giả giọng" của bố hoặc mẹ các bạn nhỏ, tạo cảm giác quen thuộc hơn giọng của người lạ.
Để làm được điều này, phụ huynh sẽ tải một ứng dụng trên smartphone và đọc một đoạn văn bản trong vòng 15 phút giúp huấn luyện AI học giọng của mình. Giọng đọc của loa chắc chắn sẽ không thể giống hệt với giọng của người thật, nhưng cũng sẽ học theo được ngữ điệu, độ cao và cách nhấn giọng của mỗi người.
Sản phẩm này sử dụng 3 viên pin AA dễ dàng thay thế mỗi khi hết pin và sẽ có thể được đặt trước tạiwebsite của Takara Tomy từ ngày 14/6 với mức giá là 105 USD (khoảng 2.4 triệu đồng).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming