Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào

    M.Đức, Tuấn Lê,  

    Với khả năng đồng bộ hóa màu sắc cũng như điều khiển ngay trên giao diện Mac, chiếc màn hình từ BenQ này tạo ra sự thuận tiện cho những ai đang sử dụng máy tính từ 'nhà Táo'!

    Bên cạnh Apple, cũng có một số thương hiệu thứ ba đang sản xuất những mẫu màn hình dành riêng cho máy tính Mac. Có thể kể tới LG với dòng UltraFine for Mac, với 2 lựa chọn độ phân giải là 4K và 5K cũng đã được khá nhiều người dùng ưa chuộng.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 1.

    Và giờ đến thương hiệu BenQ cũng đã công bố màn hình dành cho Mac, với phiên bản mà chúng tôi có ở đây là MA320U - một mẫu kích thước 32 inch với độ phân giải 4K.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 2.

    Nếu như vẫn còn phân vân rằng đây có phải màn hình cho Mac hay không thì hãng cũng giới thiệu luôn tại vỏ hộp! 2 tính năng đặc biệt so với các mẫu màn hình 'thông thường' khác đó là khả năng cân chỉnh màu sắc để giống với màn hình của Mac cũng như điều chỉnh các tính năng trực tiếp từ giao diện MacOS - ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn trong phần sau.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 3.

    Bộ phụ kiện của màn hình gồm có sách hướng dẫn sử dụng, một miếng cao su giữ dây, dây nguồn, dây HDMI và dây USB-C.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 4.

    Giống với những mẫu màn hình thế hệ mới, BenQ MA320U có phần chân đế tháo lắp bằng chốt, chỉ cần dùng tay chứ không cần thêm tuốc-vít.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 5.

    Chân đế dưới và trụ đứng sau khi ghép với nhau thì chỉ cần xoay 1 chốt ở dưới đáy là sẽ gắn liền vào nhau.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 6.

    Phần trụ cũng chỉ cần đẩy nhẹ vào lẫy ở phía sau màn hình là xong, tháo ra thì nhấn 1 nút và kéo ngược lại.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 7.

    Sau khi lắp chân rồi, ta sẽ thêm miếng cao su có trong hộp vào trụ, dùng để móc dây ra phía sau nhìn cho gọn gàng.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 8.

    Phần chân này cũng có 1 chi tiết nhỏ khá hay: Phía trước chân đế có 1 miếng da nhỏ để đặt những món phụ kiện như Apple Watch, AirPods...

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 9.

    Về cổng kết nối, mặt sau màn hình có cổng nguồn 3 chấu, 2 cổng HDMI, một cổng USB-A, 2 cổng USB-C trong đó 1 cổng chỉ để cấp điện sạc 15W, còn 1 cổng chính để gắn máy Mac vừa để truyền hình ảnh vừa có thể cấp điện sạc lên tới 90W.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 10.

    Nhìn ở cạnh dưới ta có thêm một cổng USB-A nữa, cổng nhạc 3.5mm, nút nguồn và Joystick để điều khiển.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 11.

    Màn hình có thiết kế nhìn chung là đơn giản, với màu sắc chủ đạo chỉ có đen và xám - sẽ hợp với các máy Mac vì chúng cũng thường được phối 2 màu sắc này.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 12.

    Trở lại với mặt trước, ta có một màn hình với kích thước 32 inch độ phân giải 4K (3840 x 2160), có một số thông số bao gồm phủ gam màu P3, được cân chỉnh để có màu sắc tương đồng với MacBook, có một tấm giảm chói BenQ Eye-Care ở phía trước tấm nền và nhận chứng nhận bảo vệ mắt TÜV Rheinland.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 13.
    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 14.
    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 15.
    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 16.

    Màn hình tích hợp cả loa ngoài, và có thể điều khiển được âm lượng bằng giao diện trên màn hình với Joystick. Tại đây ta cũng có thể điều chỉnh độ sáng, nguồn đang kết nối cũng như kiểm tra xem HDR có được kích hoạt hay không.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 17.
    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 18.
    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 19.
    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 20.

    Điểm đặc biệt của màn hình này đó là nó có thể được điều khiển trên giao diện MacOS bằng phần mềm tên là Display Pilot 2. Tại đây ta có thể điều chỉnh hệ màu, độ sáng, chuyển nguồn phát âm thanh cũng như sử dụng tính năng chia màn hình. Hay những thao tác bằng phím tắt từ MacBook hoặc bàn phím Magic Keyboard cũng có thể điều khiển được màn hình, khá tiện!

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 21.

    Chân của màn hình được thiết kế với đầy đủ các hướng xoay, lật bao gồm: Ngửa lên xuống, xoay ngang 2 bên, điều chỉnh độ cao và xoay 90 độ để dùng theo hướng dọc. Khi xoay hướng dọc, màn hình cũng sẽ tự động 'báo hiệu' cho máy Mac để chuyển giao diện tương ứng luôn.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 22.

    Bên cạnh việc có thể điều khiển các tính năng qua hệ điều hành MacOS, MA320U cũng nổi bật với việc được cân chỉnh màu sắc giống với màn hình MacBook.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 23.

    Bài thử đo chất lượng màu sắc của BenQ MA320U và MacBook Pro 13 inch M2

    Theo như BenQ công bố, màn hình được chỉnh gam màu, độ phủ màu cũng như sự khác biệt về sắc thái với tiêu chuẩn là MacBook Pro 13 inch M2 2022, để có độ chênh lệch deltaE chỉ dưới 1.4, với mức deltaE dưới 2 là khó có thể nhận biết được bằng mắt thường.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 24.

    So sánh trên thực tế với MacBook Pro 14 inch M3 có màn hình Liquid Retina XDR Mini-LED, sự khác biệt về màu sắc cũng rất nhỏ, nhìn bằng mắt thường thì gần như là tương đồng hoàn toàn khi được chỉnh về cùng một hệ màu. Đây là một lợi thế đối với những bạn làm công việc đồ họa, chỉnh sửa ảnh và video vì màu sắc của hình ảnh khi chuyển qua lại giữa các màn hình sẽ giống nhau, dễ dàng cân chỉnh để trở nên đúng ý hơn.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 25.

    Tất nhiên rồi, việc có màn hình chuẩn màu cũng sẽ phục vụ tốt cả trong mục đích giải trí nữa. MacBook thế hệ mới vẫn được đánh giá cao về chất lượng màu sắc, và BenQ MA320U 'chiểu' theo chuẩn đó thì cũng sẽ hiển thị được tốt hình ảnh trong game, phim để đúng với ý tưởng của nhà sản xuất.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 26.

    Một ưu điểm khác trong chất lượng hình ảnh của chiếc màn hình này đó là sự hiệu quả của lớp phủ chống chói. Đối với những người sử dụng màn hình ở gần cửa sổ có nhiều ánh sáng xiên chéo, màn hình vẫn giữ được độ đậm màu sắc, không bị chói lóa gây mất tập trung.

    Chiếc màn hình đồ họa xứng đáng có trên bàn của bất cứ 'người dùng hệ Táo' nào- Ảnh 27.

    Theo tham khảo, dòng màn hình BenQ MA320U đang có giá bán là 16.500.000 Đồng . Đây có thể nói là mức giá cao cấp so với toàn bộ thị trường màn hình, nhưng lại không quá cao khi so sánh với các lựa chọn 32 inch 4K khác, kèm theo đó cũng là các tính năng dành riêng cho máy Mac của các 'fan Táo' nữa!

    Tham khảo thêm về màn hình BenQ MA320U:

    - Website chính thức BenQ

    - Shopee

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ