Ít người biết rằng, một trong những “nhiệm vụ thử nghiệm” đầu tiên mà chiếc máy tính điện tử này phải thực hiện đó là xây dựng mô hình toán học của một vụ nổ nhiệt hạch giả định sinh ra khi kích hoạt “siêu bom”.
Các phương tiện truyền thông đang sôi nổi thảo luận sau tuyên bố của Trung Quốc rằng nước này sẽ chế tạo ra chiếc máy tính mạnh nhất thế giới vào năm 2017. Vậy các bạn có biết chiếc máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới trông như thế nào không?
Ngày 15 tháng 2 năm 1946, ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer) được giới thiệu tại trường đại học Pennsylvania như là chiếc máy tính điện tử đầu tiên có thể được tái lập trình để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Cỗ máy này bắt đầu được phát triển cho quân đội Mỹ vào năm 1943 bởi đội ngũ đông đảo các nhà khoa học tới từ Đại học Pennsylvania và được báo chí thời bấy giờ gọi là "Bộ óc vĩ đại" (Giant Brain).
Ít người biết rằng, một trong những “nhiệm vụ thử nghiệm” đầu tiên mà ENIAC phải thực hiện đó là xây dựng mô hình toán học của một vụ nổ nhiệt hạch giả định sinh ra khi kích hoạt “siêu bom”. Năm 1950, cỗ máy đã thực hiện thành công việc dự báo thời tiết bằng kỹ thuật số đầu tiên.
Các thông số kỹ thuật của ENIAC cũng rất “ấn tượng” ở thời kỳ đó: nó có 17468 ống chân không, 70000 điện trở, 1500 rơ-le, 10000 tụ điện và 5 triệu mối nối hàn được thực hiện hoàn toàn bằng tay. Máy có khối lượng 27 tấn, kích thước 2.4m × 0.9m × 30m, chiếm diện tích mặt sàn 167 m2, sức mạnh xử lý - 385 phép nhân mỗi giây và mức tiêu thụ điện tới 150 KW. Đã có nhiều lời đồn rằng khi ENIAC bật lên thì mọi đèn đóm tại Philadelphia đều bị chập chờn.
ENIAC - chiếc máy tính điện tử đầu tiên
ENIAC đã có những đóng góp không nhỏ cho khoa học của Mỹ và thế giới. Nhờ có nó mà các nhà khoa học đã phát triển những công nghệ mới, phục vụ cho những mục đích mới, tiêu biểu là chương trình Apollo và đổ bộ lên Mặt Trăng của NASA. Đồng thời, ENIAC đã đặt nền móng cho sự phát triển của các máy tính hiện đại.
ENIAC chấm dứt hoạt động vào tối ngày 2/10/1955.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?