Chiếc máy tính Huawei gói gọn giấc mơ tự cung chip của Trung Quốc: Hệ điều hành 'cây nhà lá vườn' loại bỏ tối đa các phần mềm ‘ngoại lai’
Suốt nhiều thập kỷ, giới chức Trung Quốc đã mơ ước tạo ra một chuỗi cung ứng công nghệ trong nước, đặc biệt với các lĩnh vực như chất bán dẫn.
- Mỹ dựng thêm "hàng rào" với công nghệ Trung Quốc: cấm cửa phần cứng và phần mềm Trung Quốc xuất hiện trên xe điện Mỹ
- Hãng Trung Quốc tuyên bố sắp ra mắt smartphone có viền mỏng hơn cả iPhone 16 Pro Max
- Buồn của Nhật Bản: Pin mặt trời uốn cong do chính mình phát triển đã bị Trung Quốc sao chép, chuẩn bị dẫn đầu sản xuất hàng loạt, vốn đầu tư lớn chưa từng thấy
- 30 năm "ẩn mình chờ thời", ngành công nghệ Trung Quốc vươn lên đỉnh cao toàn cầu khiến ai cũng ngỡ ngàng
- Quốc gia giàu hàng đầu thế giới vừa đạt thành tích Mỹ và Trung Quốc chưa thể chạm tới: Trở thành nơi đầu tiên có xe điện nhiều hơn xe xăng
Theo Financial Times, Qingyun L540 đang được các chính phủ săn đón và đã trở thành mô hình tiêu biểu cho chiến dịch nội địa hóa của Trung Quốc, hay còn được gọi là Xinchuang (Đổi mới ứng dụng CNTT). Suốt nhiều thập kỷ, giới chức từng mơ ước tạo ra một chuỗi cung ứng công nghệ trong nước, đặc biệt với lĩnh vực như chất bán dẫn. Lệnh cấm vận ngày càng tăng của Mỹ đã trở thành động lực thúc đẩy Bắc Kinh gấp đôi nỗ lực của mình.
“Chúng ta phải tăng cường nỗ lực R&D trong lĩnh vực bán dẫn, máy công cụ và phần mềm nền tảng”, Chủ tịch Tập Cận Bình thúc giục các nhà khoa học và hoạch định chính sách hàng đầu vào mùa hè này. “Chúng cung cấp xương sống công nghệ cho chuỗi cung ứng độc lập, an toàn và có thể kiểm soát được”.
Được biết Trung Quốc hiện đang kết hợp sức mạnh chi tiêu và đòn bẩy tài chính để mua công nghệ trong nước. Vào cuối năm ngoái, chỉ đạo loại bỏ dần máy tính chạy bằng bộ xử lý của Mỹ đã được đưa ra.
Kể từ tháng 3, các cơ quan trung ương đã chuyển từ việc chỉ mua máy tính xách tay chạy bằng bộ xử lý Intel và AMD sang những thiết bị có chip đến từ các công ty Trung Quốc như Huawei, Shanghai Zhaoxin và Phytium. Qingyun L540 của Huawei giành được phần lớn các đơn đặt hàng.
Chiến dịch ban đầu nhằm loại bỏ các sản phẩm công nghệ nước ngoài khỏi văn phòng chính phủ, trong khi tập đoàn nhà nước dần mở rộng nhiều loại sản phẩm hơn. Các nhà sản xuất ô tô, bao gồm các tập đoàn lớn của châu Âu sản xuất ô tô thông qua liên doanh với công ty nhà nước Trung Quốc, đã được chỉ đạo tăng cường sử dụng chất bán dẫn trong nước.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, đơn vị đang dẫn đầu các nỗ lực nội địa hóa công nghệ, đã vạch ra một kế hoạch cho tiêu chuẩn chip ô tô quốc gia. Mục tiêu là “cung cấp không gian cho sự đổi mới nội địa của đất nước trong lĩnh vực chip ô tô”, MIIT cho biết vào tháng 12.
Một kỹ sư tại một hãng sản xuất xe hơi lớn của châu Âu cho biết họ đã bắt đầu kiểm kê thành phần và nguồn gốc của các con chip. “Sẽ không dễ để thiết kế các con chip Trung Quốc”, người này nói. “Nhưng nếu thành công, tôi hy vọng chúng sẽ được đưa vào các sản phẩm toàn cầu vì giá rẻ hơn rất nhiều”.
Được biết, các nhà sản xuất thiết bị viễn thông nước ngoài cũng đang được khuyến khích thay thế chất bán dẫn trong nước vào thiết bị của mình để duy trì doanh số.
China Telecom do nhà nước hậu thuẫn gần đây đã đấu thầu 150.000 máy chủ cho mạng lưới của mình. Hồ sơ mua sắm cho thấy 2/3 đơn hàng là các máy chủ được trang bị bộ xử lý trong nước.
Máy tính xách tay Qingyun của Huawei chạy trên hệ điều hành Unity do Trung Quốc sản xuất. Người dùng có thể phát nhạc, chỉnh sửa ảnh hoặc tạo tài liệu word và bảng tính, tương tự như máy cài Windows, song tất cả các ứng dụng đều được sản xuất tại Trung Quốc.
Ứng dụng giống Word của máy tính xách tay này được tạo ra bởi nhóm phần mềm Kingsoft của Trung Quốc; lưu các tệp văn bản dưới dạng “.wps” thay vì định dạng “.docx” mà Microsoft sử dụng. Các cơ quan Trung Quốc như MIIT, Cục Thuế Nhà nước và Cục An toàn Hàng hải đã bắt đầu xuất bản một số tài liệu của chính phủ theo định dạng này.
Tuy nhiên, chiếc máy tính xách tay Xinchuang của Huawei vẫn chưa hoàn toàn tách biệt khỏi công nghệ nước ngoài. Bộ xử lý Huawei Kirin 9006C của hãng được sản xuất tại Đài Loan vào năm 2020 trước khi Mỹ siết chặt kiểm soát xuất khẩu. Huawei đã tích trữ một lượng lớn chip 5 nanomet trước khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Trong khi đó, bộ điều khiển USB đến từ công ty Microchip của Mỹ. Hai chip nhớ đến từ công ty SK Hynix của Hàn Quốc. Theo TechInsights, bộ nhớ 512GB được đóng gói vào tháng 12 năm 2020. SK Hynix cho biết họ tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và đã đình chỉ các giao dịch với Huawei kể từ khi chúng được công bố.
Lin Qingyuan, một chuyên gia về phần cứng Trung Quốc tại Bernstein, cho biết trong khi chính sách của Bắc Kinh thúc đẩy việc áp dụng công nghệ trong nước, lệnh trừng phạt của Mỹ thực sự có tác động rõ rệt hơn.
“Khi các công ty không có lựa chọn nào khác, thị trường cho các công ty địa phương sẽ được mở ra, chẳng hạn như chip AI”.
Phân tích của TechInsights cho thấy hầu hết các chip quan trọng đều do các nhóm Trung Quốc thiết kế, chiếm khoảng 109 USD trong tổng số 182 USD giá trị mạch tích hợp trong máy tính xách tay. Stacy Wegner, nhà phân tích công nghệ cao cấp tại TechInsights, cho biết đây không phải là thứ bạn thường thấy ở một chiếc máy tính xách tay.
“Đây là một chiếc máy tính xách tay rất nặng về IC của Trung Quốc”, bà nói. “Chắc chắn là vậy”.
Được thành lập vào năm 1987, Huawei lần đầu tiên ghi được dấu ấn trong ngành thiết bị liên lạc trước khi mở rộng sang mảng điện thoại di động. Hãng nuôi một đàn thiên nga đen trong khuôn viên chính của mình như một lời nhắc nhở rằng bản thân không được phép tự mãn và lơ là trước mọi khủng hoảng trước mắt.
Sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào năm 2019, nhà sáng lập Ren chạy đua thiết kế lại bảng mạch và phần mềm để Huawei có thể hoạt động mà không cần đến công nghệ Mỹ. Vào thời điểm bận rộn nhất, nhiều nhân viên Huawei thậm chí còn không rời khỏi công ty trong nhiều ngày, sống bằng mì ăn liền và ngủ trên ghế.
Chính nỗ lực hết mình đó đã giúp Huawei sống sót. Cũng trong khoảng thời gian này, Trung Quốc bắt đầu tăng cường hỗ trợ, mở đường cho các công ty trong nước phát triển như ngày nay.
Theo: Financial Times, WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel chìm trong khó khăn, buộc chính phủ Mỹ phải ra tay giải cứu, đề xuất cả một thương vụ sáp nhập "không tưởng"
Để giải cứu Intel, chính phủ Mỹ không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn nghiên cứu về đề xuất sáp nhập với đại kình địch AMD.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương