Chiếc smartphone đặc biệt của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại, lệnh trừng phạt bộc lộ kẽ hở bất ngờ
Trung Quốc đang cho thấy có thể thích ứng với các biện pháp kiểm soát của Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn.
- Chế tạo hàng loạt ‘đội quân người máy’, Trung Quốc đang mạnh càng thêm mạnh, vị thế toàn cầu khó mà lung lay
- Vì sao Nhà Trắng bất ngờ bị 3 ông lớn bán dẫn "gõ cửa", phản đối 1 hành động với Trung Quốc?
- Pin thể rắn: Vũ khí bí mật giúp Toyota giành ngôi vương ngành xe điện từ tay Trung Quốc và Elon Musk
- Người Trung Quốc chua chát: "Nếu đang hả hê khi giá iPhone 15 phá đáy, bạn hãy nhìn qua thứ này"
Tin tức "đáng lo ngại"
Vào cuối tháng 8, Huawei phát hành điện thoại thông minh Mate 60 Pro với kết nối 5G được sản xuất bằng chip của riêng họ. Tin tức này là một bất ngờ khó chịu đối với Washington, khi Bộ trưởng Bộ Thương mại Gina Raimondo mô tả tiến độ là "đáng lo ngại".
Sự kiện này cho thấy mức độ mà Trung Quốc có thể thích ứng với các biện pháp kiểm soát của Mỹ ngày càng rõ ràng.
Các nguồn tin cho biết, các biện pháp kiểm soát của Mỹ đang khiến các công ty Trung Quốc tốn kém thời gian và tiền bạc, nhưng có giới hạn - như những gì đã cho thấy đột phá về 5G gần đây của Huawei.
Jason Kao, giáo sư kinh doanh tại Đại học Yuan Ze nói với Nikkei Asia: “Trung Quốc có rất nhiều cách để né tránh các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, chẳng hạn như đối tác bên thứ ba, các thực thể nước ngoài hoặc các công ty vỏ bọc khác”.
Mỹ đã công bố các quy tắc xuất khẩu mới vào tháng 10, dựa trên các biện pháp kiểm soát sâu rộng được đưa ra hồi năm ngoái nhằm cắt đứt khả năng tiếp cận của Trung Quốc với các công cụ chip tiên tiến và chip AI.
Ở một khía cạnh nào đó, cuộc chiến dịch hạn chế Huawei bắt đầu từ năm 2019 đã thành công. Nó buộc công ty từng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới phải quay trở lại thị trường nội địa. Huawei cũng đối mặt những trở ngại đáng kể trong hoạt động kinh doanh thiết bị viễn thông 5G ở châu Âu và các nơi khác.
Nhưng theo những cách khác, Huawei vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Đây là nhà sản xuất thiết bị mạng hàng đầu Trung Quốc và tạo ra doanh thu 642,3 tỷ nhân dân tệ (87,93 tỷ USD) vào năm 2022, nhiều hơn so với con số của 56,99 tỷ USD của đối thủ Mỹ Cisco.
Kẽ hở từ đồng minh
Theo các chuyên gia, một lý do khiến Huawei có thể tạo ra bước đột phá về điện thoại thông minh là bản chất của các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.
Washington đã tranh thủ các đồng minh trong chiến dịch ngăn chặn những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc.
Nhật Bản và Hà Lan trong năm nay đều đưa ra các hạn chế đối với việc xuất khẩu các công cụ chip tiên tiến tương tự như của Mỹ. Nhưng những động thái này diễn ra tương đối muộn, sau khi Trung Quốc tăng cường nhập khẩu các thiết bị.
Điều đó đã giúp ngành chip của Trung Quốc thoát khỏi những tác động nghiêm trọng nhất của các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, ít nhất là trong ngắn hạn.
Gregory Allen, giám đốc Trung tâm AI và Công nghệ tiên tiến Wadhwani tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết: “Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Hà Lan và Nhật Bản đã không có hiệu lực trong một thời gian dài và đó là nguồn gốc của tiến bộ công nghệ của Trung Quốc vượt ngoài cơ chế kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Các công ty Trung Quốc về cơ bản đã kịp mua bất cứ thứ gì trong thời gian đó”.
Các quy định mới nhất sẽ không có hiệu lực cho đến ngày 17/11, có nghĩa là các công ty Trung Quốc lại có cơ hội xử lý trước và tạo điều kiện thuận lợi cho những đơn đặt hàng trước đó.
Ông nói thêm, do chuỗi cung ứng dài và phức tạp, Washington cũng cần thu hút các đồng minh ngoài Nhật Bản và Hà Lan, như Hàn Quốc, Đức, Bỉ, “và lý tưởng nhất là toàn bộ Liên minh châu Âu”.
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Nhật Bản - quê hương của các nhà cung cấp công cụ chip như Tokyo Electron, Nikon và Desco - là nguồn nhập khẩu thiết bị bán dẫn hàng đầu của Trung Quốc kể từ năm 2019. Nhập khẩu như vậy từ Hà Lan cũng tăng lên kể từ năm 2020. ASML và công ty đồng hương ASM là những nhà sản xuất thống trị về in thạch bản và thiết bị lắng đọng lớp nguyên tử, những thiết bị cần thiết cho sản xuất chip tiên tiến.
Trung Quốc vẫn là thị trường hàng đầu của các nhà sản xuất thiết bị chip hàng đầu của Mỹ. Lam Research nhận thấy tỷ trọng doanh thu tại Trung Quốc tiếp tục tăng, đóng góp 48% doanh thu trong giai đoạn quý 3, tăng từ mức 26% của quý trước. Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn của Mỹ KLA kiếm được khoảng 30% doanh thu từ Trung Quốc trong quý 2.
Bên cạnh đó, các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thiết bị chip nói với Nikkei Asia rằng ngay cả những máy móc thế hệ cũ cũng có thể được sử dụng để chế tạo chip tiên tiến.
Một kỹ sư kỳ cựu của một nhà sản xuất thiết bị chip của Mỹ cho biết vẫn có thể sử dụng các công cụ kém tiên tiến hơn để tạo ra những con chip tiên tiến hơn.
Đòi hỏi thời gian
Tuy nhiên, nhiều giám đốc điều hành và nhà phân tích trong ngành cho rằng kiểm soát xuất khẩu là một cách hiệu quả để kiềm chế tham vọng công nghệ của Trung Quốc, mặc dù có thể mất nhiều thời gian.
Martijn Rasser, giám đốc điều hành của Datena có trụ sở tại Hà Lan, nhà cung cấp dữ liệu và thông tin chuyên về Trung Quốc, cho biết bước đột phá mới nhất của Huawei không phải là bằng chứng cho thấy các biện pháp kiểm soát xuất khẩu thất bại.
Rasser cho rằng những tác động thực sự sẽ phải mất thời gian đồng thời có khả năng Mỹ sẽ thực hiện “nhiều đợt” cập nhật để sửa lỗ hổng trong các quy tắc mới nhất của mình.
Miin Wu, chủ tịch sáng lập hãng sản xuất chip nhớ Macronix thuộc Đài Loan (Trung Quốc), đã tóm tắt những điểm mạnh và điểm yếu trong cách tiếp cận của Washington.
Wu nói: “Sự tiến bộ của Huawei về cơ bản chứng minh một điều: Trung Quốc có thể sống sót sau các cuộc kiểm soát của Mỹ. Nhưng xét về việc bắt kịp các nhà sản xuất chip quốc tế và có tính cạnh tranh rất cao… tôi nghĩ [những biện pháp kiểm soát xuất khẩu này] sẽ trì hoãn sự phát triển của họ hàng thập kỷ”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Thủ tướng và CEO Jensen Huang dạo phố cổ Hà Nội, thưởng thức nem tai, nem chua rán, uống bia Trúc Bạch
Tối 5/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ NVIDIA Jensen Huang thăm đền Ngọc Sơn, dạo ngắm hồ Hoàn Kiếm, thăm khu phố cổ Hà Nội.
OpenAI ra mắt gói dịch vụ "ChatGPT Pro" với mức giá khủng: 5 triệu đồng/tháng