Chiêm ngưỡng hình ảnh thực tế về chiếc điện thoai lắp ghép của Google vừa bị khai tử
Chiếc smartphone lắp ghép của Google dù đã được tuyên bố ngừng nghiên cứu, nhưng vẫn còn rất nhiều người mong muốn biết nhiều hơn về Ara. Bài viết này sẽ cho chúng ta biết thông số kĩ thuật của chiếc smartphone trong mơ đã thất bại của Google
Trước đây, Google đã công bố hãng sẽ dừng Project Ara – 1 dự án nghiên cứu điện thoại có khả năng lắp ghép bằng các modul được rất nhiều người mong đợi, mặc dù đã có 1 chút tiến triển trong quá trình nghiên cứu, nhưng vì 1 nguyên nhân nào đó, dự án đã bị dừng hoàn toàn.
Khi dự án Ara dừng lại, Google cũng đã công bố những bức ảnh thật về Ara, nhưng về thông số vẫn là một điều bí ẩn, bài viết lần này sẽ cho mọi người những bức ảnh cận cảnh nhất về chiếc Ara cũng như thông số kĩ thuật, tất cả đều do nhóm lập trình Phandroid cung cấp và hãy xem qua siêu phẩm thất bại từ Google.
Đầu tiên, Ara mang tên mã model là A8A01, sử dụng chip Snapdragon 810 và đây cũng là chip được sử dụng cho Nexus 6P – Siêu phẩm của năm 2015. Ara có 3GB RAM và bộ nhớ trong 32GB, màn hinh 5,46 inch và độ phan giải Full HD (1920x1080). Có thể thấy, Ara sở hữu 1 cấu hình của 1 chiếc flagship, không hề kém cạnh bất kì đối thủ nào ở thời điểm lúc bấy giờ.
Ngoài ra, pin theo máy sẽ có dung lượng 3450mAh rất khủng, thậm chí hồi năm 2015 nhưng Google đã có ý định thử nghiệm Android 7.0 Nougat trên Ara. Máy cũng có camera 2,1 MP ở mặt trước và camera 5MP ở mặt sau, cả 2 đều có khả năng quay được video 1080p.
Ara có jack cắm tai nghe 3,5 hỗ trợ chuẩn bluetooth 4.0 LTE, Wifi cũng như NFC, nặng 190g và sử dụng cổng USB Type C để sạc. Tổng quan về cấu hình cũng như các thông số về phần cứng, Ara sẽ là 1 đối thủ nặng kí của 9 chiếc flagship trên thị trường ở thời điểm lúc bấy giờ.
Tham khảo Androidheadlines
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"