Chiêm ngưỡng laptop 20.000 USD của những năm 90, bạn phải nhìn loại chuột dành riêng cho nó mới thấy ấn tượng
Công nghệ đã tiến rất xa và thu gọn kích thước lại rất nhiều chỉ trong vài chục năm ngắn ngủi.
Chiêm ngưỡng cái máy tính này đi, con "quái vật" Hewlett Packard J2300 này đã từng có thời đeo trên mình bảng giá 20.000 USD cơ đấy! Được thiết kế riêng cho những chuyên gia kĩ thuật của những năm 1990 nên các chức năng của nó không nhắm tới những người dùng bình thường.
Xem "con quái vật" Hewlett Packard J2300 có những gì và có thể làm được gì.
Nhưng cuối cùng khi mà thị trường máy tính thay đổi, đối tượng khách hàng của chiếc "máy tính xách tay" này không còn muốn nó nữa, thì nó lại tràn ngập thị trường. Hiện tại thì nó chẳng giúp gì được nhiều khi chạy Windows 95, RAM 16 MB, CPU Intel 486 DX4 100 MHz và ổ cứng được có 1,6 GB.
Và bản thân là một thiết bị mang hơi hướng của laptop, nên nó có một thiết bị chuột kèm theo luôn trong máy. Bạn hãy nhìn đây! Thứ chuột được nhà sản xuất gọi là pop-up mouse! Chuột này thậm chí còn hoạt động ngay cả khi bạn không đặt nó trên một mặt phẳng để kê.
Đúng như một con quái vật, nó phát ra một tiếng gầm gừ nghe như máy bơm lúc bật lên, lúc ấy bạn còn được nghe tiếng ổ đĩa mềm quen thuộc (quen thuộc với thế hệ 8x, 9x mà thôi). Tuổi thơ như ùa về chỉ với một âm thanh đơn giản, chợt thấy bỏ ra khoảng 200 USD, lên eBay mua nó về chỉ để trực tiếp nghe âm thanh này cũng là một ý hay.
Nếu bạn muốn xem thêm những thứ đồ công nghệ hay ho khác nữa, bạn nên ghé thăm kênh YouTube của anh chàng trong video trên, Lazy Game Reviews.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI