Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của máy bay F-35B bên cạnh cầu vồng 7 sắc

    Kushman,  

    Máy bay chiến đấu tàng hình tối tân thuộc lực lượng Không quân Hoàng Gia (RAF) vừa hạ cánh lần đầu tại Anh tối vừa qua.

    Chiếc máy bay này vừa chạm đất tại sân bay Fairford Không quân Hoàng Gia tại Gloucestershire sau chuyến bay từ Mỹ, hai năm sau khi động cơ của một máy bay diễn tập bốc lửa.

    Chiếc máy bay phản lực giá 100 triệu bảng F-35B Lightning II, cùng với hai chiếc máy bay khác thuộc Hải Quân Mỹ, sẽ tham gia một chuỗi buổi diễn tập trên khắp nước Anh vào tháng sau.

    Chuyến bay đầu tiên sẽ bao gồm căn cứ RAF Marham, Norfolk và hai tàu chiến sân bay đang được sản xuất tại Scotland.

    Bộ Quốc phòng tính tới nay đã mua tám máy bay phản lực, những máy bay này sẽ cất cánh từ hai tàu chiến nói trên vào năm 2020.

     Chiếc F-35B đầu tiên chạm đất tại RAF Fairford, Gloucestershire lúc 8 giờ tối xuất hiện trên tweeter.

    Chiếc F-35B đầu tiên chạm đất tại RAF Fairford, Gloucestershire lúc 8 giờ tối xuất hiện trên tweeter.

    Máy bay sẽ cất cánh từ hai tàu chiến sân bay mới của Hải quân hoàng Gia: HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales. Tàu Elizabeth sẽ được đưa vào hoạt động vào mùa xuân năm sau. Theo kế hoạch ban đầu, phiên bản cất/hạ cánh cấp tốc của F-35 sẽ sử dụng một loạt bệ phóng và hạ cánh trên tàu chiến. Tuy nhiên phiên bản này của F-35 gặp phải nhiều lỗi kĩ thuật và vào năm 2012 Bộ Quốc phòng đã thay đổi quyết định sử dụng phiên bản F-35B có khả năng cất/hạ cánh theo phương thẳng đứng.

    Chiếc máy bay vừa hạ cánh tại Anh và bốn chiếc khác đang được thử nghiệm và kiểm tra sẽ được giao trong tuần này.

    Được trang bị tên lửa dò đường bằng laser, những chiếc máy bay này sẽ được sử dụng trong các nhiệm vụ oanh tạc đồn địch bí mật. Chúng có tầm đạn tới 1,665 km và có khả năng bay tới các vùng chiến sự từ các tàu chiến trên biển.

    Hạm đội 617 bao gồm các phi công từ Hải quân và Không lực Hoàng gia tại căn cứ RAF Marham sẽ điều khiển những chiếc máy bay này. Hạm đội được biết đến với cái tên nổi tiếng Dambuster trong thời chiến đã được cải tổ lại để điều khiển những phi cơ mới.

    Phi công RAF đã lái chiếc F35-B đầu tiên là đội trưởng Hugh Nichols, 38 tuổi đến từ Epsom, Surrey. Anh là phi công Anh đầu tiên hạ cánh theo phương thẳng đứng bằng F35-B tại sân bay Eglin, Mỹ vào tháng 3 năm 2014. Anh học tại đại học York trước khi nhập ngũ vào tháng 4 năm 2000 và được chọn làm học viên trao đổi với Không lực Mỹ.

    Các máy bay đã cất cánh từ sân bay Hải quân Beaufort, Nam Carolina sáng sớm hôm 28.

    Bộ trưởng bộ quốc phòng Michael Fallon phát biểu: "F-35B là máy bay phản lực nhanh và hiện đại nhất thế giới. Hoạt động trên mặt đất hoặc trên tàu chiến, những chiếc máy bay này đảm khiến kẻ địch phải e ngại trước khả năng quân sự của chúng ta."

    Ông cho biết các phi cơ này là một phần của kế hoạch cải thiện quốc phòng trước những mối nguy hại an ninh ngày càng tăng.

    Justin Bronk, chuyên gia hàng không tại viện Royal United Services, nhận xét: "Đây là một sự kiện rất đáng mong đợi, xét tới thời gian chờ đợi và các vấn đề kĩ thuật cũng như chính trị gặp phải trước đó. Chúng rất khó bị phát hiện theo thời gian thực và nó có radar cực tốt."

     Máy bay F-35 phải tiếp nhiên liệu qua một máy bay chở nhiên liệu trên không trên bầu trời Đại tây dương.

    Máy bay F-35 phải tiếp nhiên liệu qua một máy bay chở nhiên liệu trên không trên bầu trời Đại tây dương.

    Rất nhiều người đã chào đón chiếc máy bay mới tại sân bay Fairford hôm vừa qua.
    Rất nhiều người đã chào đón chiếc máy bay mới tại sân bay Fairford hôm vừa qua.
     Trưởng bộ hàng không Sir Andrew Pulford (trái) bắt tay đội trưởng hạm đội Hugh Nichols (phải), người đã lái chiếc F35 trong chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên. Máy bay sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2018.

    Trưởng bộ hàng không Sir Andrew Pulford (trái) bắt tay đội trưởng hạm đội Hugh Nichols (phải), người đã lái chiếc F35 trong chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên. Máy bay sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2018.

     Đội trưởng hạm đội Nichols (trái) cùng hai chiếc máy bay F-35B của Hải quan Mỹ tại căn cứ diễn tập Beaufort, Nam Carolina.

    Đội trưởng hạm đội Nichols (trái) cùng hai chiếc máy bay F-35B của Hải quan Mỹ tại căn cứ diễn tập Beaufort, Nam Carolina.

    Hệ thống buồng lái hiện đại cho phép phi công phân biệt máy bay địch và đồng đội.

    Màn hình cũng hiển thị thông tin thời gian thực từ các máy bay F-35 vận hành bởi các nước đồng minh.

    Máy bay có thể ghi lại hình ảnh 360 độ xung quanh bán kính lên tới 10 dặm.

    F35 được phát triển bởi Lockheed Martin, Mỹ, có khả năng tránh các biện pháp phòng thủ quân địch bằng cách bay dưới tầm sóng radar.

    Phi cơ tàng hình Joint Strike Fighter này được sơn với nhiều lớp hấp thụ sóng radar, với bề mặt phẳng, các cạnh được thiết kế rất sắc và được trang bị các tấm sợi có khả năng làm chệch hướng sóng radar, cho phép khả năng tấn công kẻ địch mà không bị phát hiện.

    Các chuyên gia cho rằng công nghệ này có thể giúp máy bay tàng hình với radar tần số cao sử dụng trong các hệ thống phòng vệ không phận hiện đại. Công nghệ này được cho là sẽ trở thành xương sống của không lực quân Đồng minh trong vòng 50 năm tới.

    Ban lãnh đạo Lockheed Martin mong đợi những chiếc F-35 sẽ tham gia chiến đấu tại Trung Đông và Nga trong thập kỉ tiếp theo.

    Nó sẽ được đưa ra trình diễn lần đầu tiên tại Farnborough Air Show và Royal International Air Tattoo tại Gloucestershire vào tháng sau.

    Anh cho biết nước này sẽ sở hữu 48 chiếc F350B vào năm 2023 và sẽ dần sở hữu một hạm đội 138 máy bay.

    Hạm đội F-35 đầu tiên của Anh sẽ sẵn sàng cho chiến sự vào năm 2018.

    Sau sự kiện Brexit, các nhà phân tích cảnh báo sự tụt giá đồng Bảng so với đồng Đô-la sẽ khiến cho giá của máy bay phản lực tăng cao và số lượng máy bay Anh sẽ mua có thể thấp hơn dự tính.

    Bronk nói: ‘Nếu giá trị đồng Bảng không tăng, việc đạt chỉ tiêu sẽ gặp phải khó khăn.’

    Những chiếc máy bay này đã nhiều lần bị trì hoãn và vào tháng 7 năm 2014 đáng ra chúng đã được đem ra trình diễn tại Anh nhưng sau đó bị huỷ do động cơ bốc cháy.

     F-35 trình diễn khả năng cất cánh theo phương thẳng đứng. Đây là chiếc máy bay đầu tiên làm được điều này mà Anh sở hữu từ khi hạm đội Harrier được cho nghỉ hưu vào năm 2010.

    F-35 trình diễn khả năng cất cánh theo phương thẳng đứng. Đây là chiếc máy bay đầu tiên làm được điều này mà Anh sở hữu từ khi hạm đội Harrier được cho nghỉ hưu vào năm 2010.

     Đội trưởng Nichols (giữa) cùng các phi công của những phi cơ phản lực siêu thanh mới. Những chiếc máy bay này sẽ được trưng bày tại Royal International Air Tattoo và Farnborough International Air Show trong các tuần tới.

    Đội trưởng Nichols (giữa) cùng các phi công của những phi cơ phản lực siêu thanh mới. Những chiếc máy bay này sẽ được trưng bày tại Royal International Air Tattoo và Farnborough International Air Show trong các tuần tới.

     Chiếc máy bay siêu thanh tàng hình đầu tiên của Anh, cùng hai chiếc F-35B Hải quân Mỹ hạ cánh tại RAF Fairford.

    Chiếc máy bay siêu thanh tàng hình đầu tiên của Anh, cùng hai chiếc F-35B Hải quân Mỹ hạ cánh tại RAF Fairford.

     Đội trưởng Hugh Nichols trong khoang lái máy bay. Những chiếc F35-B đã từng gặp phải nhiều vấn đề kĩ thuật.

    Đội trưởng Hugh Nichols trong khoang lái máy bay. Những chiếc F35-B đã từng gặp phải nhiều vấn đề kĩ thuật.

     Mỗi máy bay có giá 100 triệu bảng, tương đương 135 triệu đô-la nhưng chúng có thể trở nên đắt hơn nếu đồng Bảng giảm giá trị.

    Mỗi máy bay có giá 100 triệu bảng, tương đương 135 triệu đô-la nhưng chúng có thể trở nên đắt hơn nếu đồng Bảng giảm giá trị.

     Những bức ảnh trên được chụp trong chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào thứ 4 vừa qua.

    Những bức ảnh trên được chụp trong chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào thứ 4 vừa qua.

     Một chiếc máy bay chuẩn bị tiếp nhiên liệu trên không.

    Một chiếc máy bay chuẩn bị tiếp nhiên liệu trên không.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày