Chiến dịch của Uber vô tình gợi ý người Việt nên uống say?

    Yến Thanh,  

    Người dùng mạng xã hội Việt Nam đang đặt ra câu hỏi, có hay không việc chiến dịch "Vui thả ga, Uber về nhà!" cố súy người Việt tích cực sử dụng đồ uống có cồn?

    Mới đây, Uber Việt Nam vừa chính thức bắt đầu chiến dịch "Vui thả ga, Uber về nhà!", cam kết hỗ trợ giao thông các thành phố ở Việt Nam trở nên an toàn hơn. Với chính dịch mới đây, các hành khách đi Uber tại Hà Nội và Sài Gòn sẽ có cơ hội nhận được một chuyến đi miễn phí nếu đã uống bia rượu.

    Được biết, đây là chương trình phối hợp giữa Uber Việt Nam và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia nhằm nâng cao nhận thức và giúp người dân có phương tiện di chuyển an toàn và tin cậy hơn, hạn chế các trường hợp điều khiển phương tiện giao thông khi đã sử dụng thức uống có cồn.

    Theo đó, Việt Nam là đất nước thứ hai trên thế giới được trải nghiệm UberSAFE, nằm trong chiến dịch nêu trên. Hiểu đơn giản, Uber sẽ bố trí một ki-ốt đo nồng độ cồn tiên tiến, được sử dụng để xác định nồng độ cồn trong hơi thở, và nếu lượng cồn vượt quá giới hạn cho phép, Uber sẽ tặng một chuyến đi miễn phí.

    Hình ảnh đại diện cho chiến dịch "Vui Thả Ga, Uber Về Nhà!"

    Thế nhưng, ngay sau khi chiến dịch được phát động, "Vui thả ga, Uber về nhà!" của Uber Việt Nam đã vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng người dùng mạng. Một số ý kiến cho rằng, chính ngôn từ sử dụng trong chiến dịch mới đây của Uber đang trở thành con dao 2 lưỡi với người dùng Việt Nam.

    Chắc chắn rằng mục đích ban đầu của chiến dịch là rất tốt đẹp, thậm chí là rất đáng tuyên dương. Tuy nhiên, nói theo một cách khác, có thể chính Uber cũng không ngờ rằng, một số người dùng sẽ hiểu vấn đề theo hướng Uber đang cố súy người Việt tích cực sử dụng đồ uống có cồn.

    Chia sẻ trên mạng xã hội Linkhay, một bạn đọc nhận định:

    "Dân uống nhiều rồi nên bảo: "các bạn uống tẹt ga đi, mình đưa về" là bình thường ah? Cái hay nhưng tiềm ẩn cái ko hay thì nó có thể lại thành ko hay.

    Cái tên là một phần thôi, thực tế có thể nhìn thấy là tư duy của người làm ko ổn dẫn đến cách đặt vấn đề ko ổn. Thêm một case nữa: ra thử máy đo chưa đủ, vào kích nhau uống tiếp."

    Một số bình luận của thành viên MXH Linkhay.

    Trong khi đó, một bạn đọc khác lại chia sẻ:

    "Thế em mới bảo tên dở thôi, gây kích thích suy luận linh tinh. Chứ đổi tên cái hướng nghĩ khác ngay."

    Rõ ràng, đây thực ra là một chương trình quảng bá có ý tưởng rất tốt của Uber Việt Nam, tuy nhiên, việc bộc lộ những điểm nhạy cảm trong chiến dịch truyền thông đã khiến công ty này vấp phải những ý kiến trái chiều của người dùng trong nước.

    Bởi trên thực tế, việc lái xe sau trong điều kiện không tỉnh táo, đặc biệt là sau khi sử dụng đồ uống có cồn là rất đáng lên án. Và biết đâu, nhờ chiến dịch này, người Việt Nam sẽ hình thành được thói quen không lái xe khi đã uống rượu bia vẫn còn tồn đọng bấy lâu.

    Thế mới biết sử dụng tiếng Việt cần cẩn trọng như thế nào, nhất là trong các chiến dịch truyền thông.

    Tổng hợp

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ