Chiến lược "tổng lực tấn công" của Samsung đã thành công viên mãn

    TNHA, TNHA 

    Đường còn dài, và còn nhiều hơn chông gai...

    Chiến lược "tổng lực tấn công" của Samsung đã thành công một cách viên mãn sau 40 năm.
     
    Lời bàn: Còn nhớ cách đây mới chỉ 2 hay 3 năm, khi tôi bắt đầu quan tâm tới những món đồ công nghệ cao và được một số người bạn đại học “dại dột” giao nhiệm vụ tư vấn cho họ nên mua điện thoại hoặc laptop nào thì hợp lý và bền, tôi đã phải băn khoăn rất nhiều. Với vốn kiến thức còn hạn hẹp nhưng xung quanh lại là hàng chục nhãn hiệu từ "danh tiếng nhiều" tới "tai tiếng lắm". Bên cạnh đó lại phải cân nhắc cấu hình cái nào tốt nhưng giá cả hợp lý… từ đó băn khoăn chọn lựa đã là một điều khá hiển nhiên.
     
    chien-luoc-tong-luc-tan-cong-cua-samsung-da-thanh-cong-vien-man
    Cảm tình của người tiêu dùng với thương hiệu Samsung đã thay đổi rất lớn trong những năm gần đây.
     
    Tuy nhiên về tổng thể thì đó cũng là một sự may mắn, khi mà vào cái thời điểm ấy tư tưởng “điện thoại Nokia, xe máy phải Honda, laptop lấy Dell” đã không còn là một con đường mòn để mọi người cứ thế mà bước nữa. Tuy nhiên, cộng đồng mạng lúc đó lại nảy sinh khá nhiều những luồng tư tưởng khác, không hoàn toàn rõ căn cứ nhưng lại được truyền tai nhau rất nhiều. Tôi vẫn nhớ một trong số đó là “Mua điện thoại, laptop thì cạch mặt Samsung (và một số cái tên khác) ra. Cảm ứng thì lởm, dùng một thời gian chậm lắm…”, nói chung là chẳng được cái ưu điểm gì cả.
     
    Bây giờ ngồi nhớ lại điều đó, tôi không khỏi thấy... buồn cười. Không rõ những tư tưởng đó bây giờ có còn tồn tại nhiều nữa không, nhất là khi cả thế giới đang từng ngày chứng sự lớn mạnh của gã khổng lồ Samsung. Hàng loạt smartphone được ra mắt, tablet nối tiếp nhau được tung ra thị trường… liên tục tạo ra những cú hit lớn, mang về cho Samsung nguồn lợi nhuận khổng lồ và giúp họ trở thành một đối trọng lớn của Apple Inc.
     
    chien-luoc-tong-luc-tan-cong-cua-samsung-da-thanh-cong-vien-man
    Samsung chiếm một thị phần khổng lồ trên thị trường hiện nay(Số liệu từ quý 2/2011 đến quý 2/2012).
     
    Những con số biết nói
     
    Tuy nhiên, nếu nói đến Samsung mà chỉ nhắc tới điện thoại và tablet thì quả thật là một sự thiếu sót lớn. Nhìn một lượt xung quanh căn nhà của mình, hẳn sẽ không khó để bạn có thể bắt gặp một đồ vật gì đó được gắn mác "gã khổng lồ xứ Hàn" này. Ngoài điện thoại, tablet còn có laptop, linh phụ kiện máy tính, TV, loa đài, máy giặt, máy điều hòa, tủ lạnh, lò vi sóng, máy hút bụi, máy ảnh, máy quay, máy in, đầu DVD… (Thậm chí, tập đoàn mẹ của Samsung Electronics (SE) là Samsung Group còn là nhà đầu tư trong hàng loạt các lĩnh vực khác như giải trí, xây dựng, bất động sản, bảo hiểm... từ năm 1953.)
     
    Điều này đã lý giải vì sao doanh thu quý 2 vừa rồi của SE lên tới 42,2 tỉ đôla, vượt xa Apple (35 tỉ đôla). Trong đó, gần 5 tỉ đôla là tiền lãi, tăng 50% so với cùng kì năm ngoái. Như vậy, khác với Apple, Microsoft hay Google, Samsung không chỉ tập trung vào một lĩnh vực có thế mạnh mà họ lại đi theo con đường khác, đó là: “Sản xuất mọi thứ - bán mọi thứ” với mục tiêu “tấn công vào từng góc trong ngôi nhà của bạn”. Tính từ năm thành lập 1969 cho tới này, sau hơn 40 năm, chiến lược này của Samsung có thể gọi là "viên mãn" và họ đang ở vào một trong những thời kì hoàng kim nhất của mình.
     
    chien-luoc-tong-luc-tan-cong-cua-samsung-da-thanh-cong-vien-man
    Từ khóa "Samsung products" cho hơn 900.000.000 kết quả hình ảnh thuộc đủ thể loại mặt hàng
     
    Tổng kết cuối năm 2011, Samsung đã trở thành nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới, chiếm tới 22,5% thị phần toàn cầu, trong khi vị trí tiếp theo thuộc về LG với 15%. Với monitor máy tính, sản phẩm của hãng này cũng chiếm thị phần lớn nhất với 15,1%. Đó là còn chưa kể đến các mặt hàng khác như tủ lạnh 13,5%, máy giặt 9,2%, laptop 6,3% (tăng gấp đôi chỉ sau vài năm, trong khi HP và Dell đều đang gặp khó khăn mặc dù đây không phải là mặt hàng thế mạnh của Samsung).
     
    Bước tiếp theo trong chiến lược tổng thể
     
    Không dừng lại ở đó, Samsung và những vị lãnh đạo của mình còn ấp ủ rất nhiều những kế hoạch to lớn khác trong tương lai. Sau một thời gian nỗ lực để những sản phẩm của mình hiện diện khắp nơi trong ngôi nhà của người tiêu dùng. Hãng còn muốn chúng có thể giao tiếp được với nhau, tạo ra một mối liên kết giữa những sản phẩm điện tử để mang lại tiện ích tối đa cho người sử dụng. 

    Thử nghĩ xem sẽ thú vị thế nào nếu tablet có thể nói chuyện với TV, giúp nhanh chóng chuyển kênh và sắp xếp nội dung. Tủ lạnh thì "cộng tác" với smartphone, cảnh báo chủ nhà đến lúc phải mua sữa và hoa quả rồi. Các sản phẩm camera thì kết nối trực tiếp với đầu Blu-rays, cho phép người dùng trình diễn slideshow ngay lập tức. Đó chính là viễn cảnh mà Samsung muốn tạo ra và đang cố gắng tạo ra trong một tương lai gần nhất có thể.
     
    chien-luoc-tong-luc-tan-cong-cua-samsung-da-thanh-cong-vien-man
    Sau hơn 30 năm, Samsung và tham vọng "tấn công vào từng góc trong ngôi nhà của bạn" đã thành công viên mãn.
     
    Đường còn dài, và còn nhiều hơn chông gai...
     
    Công bằng mà nói, đó mới chỉ là những mảng sáng trong bức tranh toàn cảnh về gã khổng lồ đến từ Hàn Quốc. Còn trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung hiện nay của thế giới, tuyệt đối Samsung không được phép chủ quan vì bất kỳ ai cũng phải sở hữu ít nhất một "gót chân Achilles" bất ngờ và đầy nguy hiểm. Nhất là khi họ đang bước vào giai đoạn căng thẳng nhất trong vụ kiện với Apple về việc vi phạm bằng sáng chế trên các thiết bị di động.
     
    chien-luoc-tong-luc-tan-cong-cua-samsung-da-thanh-cong-vien-man
    Nếu Samsung thua Apple trong vụ kiện cáo này, hào quang chiến thắng chắc chắn sẽ biến mất.
     
    Nếu thất bại trong vụ kiện này, Samsung sẽ mất hàng tỉ đôla tiền bồi thường, các sản phẩm cầm tay dòng Galaxy đang bán chạy của họ sẽ phải biến mất khỏi thị trường Mỹ.  Và một điều tất yếu là doanh số cũng thế thuyên giảm một cách thậm tệ. Đó là chưa kể tới uy tín và danh tiếng của Samsung cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, do hãng này sẽ chính thức bị "đóng mác" nhái hàng của Apple. 

    Hi vọng điều đáng buồn đó sẽ không xảy ra và hai bên sẽ tìm được cách giải quyết ổn thỏa nhất vì lợi ích chung của người tiêu dùng. Không ai muốn rằng cả thế giới chỉ có một ông vua di động, bất kể của hãng nào và bất kể nguồn gốc đến từ đâu.
     
    Tổng hợp.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ