Chính phủ Trung Quốc ra lệnh đình chỉ nghiên cứu biến đổi gen người, tuyên bố đó là việc làm trái pháp luật và vô nhân tính
He Jiankui nhấn mạnh trước 700 nhà khoa học rằng mình "tự hào" về công trình này và không có gì phải xin lỗi.
Sau gần một tuần làm dậy sóng thế giới, nghiên cứu tạo ra 2 bé gái biến đổi gen của nhà khoa học He Jiankui đã chính thức bị chính phủ Trung Quốc đình chỉ. Nhà chức trách tuyên bố rằng công trình của ông He là trái pháp luật và phi đạo đức, theo thông tin từ hãng thông tấn AP.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia CCTV, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Xu Nanping, nói chính phủ phản đối mạnh mẽ dự án của He Jiankui. Ông Xu cho biết thí nghiệm này đã "vi phạm pháp luật và các quy định của Trung Quốc", đồng thời "vượt qua ranh giới đạo đức được cộng đồng học thuật tôn trọng. Nó gây sốc và không thể chấp nhận được".
He Jiankui, nhà di truyền học tuyên bố đã tạo ra những đứa trẻ biến đổi gen đầu tiên trên thế giới
Thí nghiệm biến đổi gen người của He Jiankui đã làm dậy sóng thế giới từ hồi đầu tuần, mặc dù chúng ta vẫn phải chờ đợi các nhà khoa học khác xác nhận xem nó có chính xác hay không.
Nhưng nhiều khả năng, hai bé gái được chỉnh sửa gen bằng kỹ thuật CRISPR nhằm miễn nhiễm với virus HIV là thật. Hai hôm trước, He Jiankui đã xuất hiện tại Hội nghị Thượng Đỉnh quốc tế lần thứ 2 về Chỉnh sửa gen người ở Hồng Kông. Ông nhấn mạnh trước 700 nhà khoa học tham gia rằng mình "tự hào" về công trình này và không có gì phải xin lỗi.
Ngoài 2 bé gái song sinh đã được chỉnh sửa gen, He Jiankui cho biết nhóm nghiên cứu của ông chuẩn bị chào đón một đứa bé nữa, cũng được chỉnh sửa gen. Một bà mẹ trong nhóm đang mang thai phôi cuối cùng này, trước khi quá trình thử nghiệm lâm sàng bị tạm dừng.
Tin tức tiếp tục bị lên án bởi hầu hết các nhà khoa học và nhà đạo đức chính thống. Họ khẳng định rằng nghiên cứu của He Jiankui đã vi phạm các tiêu chuẩn khoa học và đạo đức đã được thiết lập. Ông He bị cáo buộc việc thử nghiệm "chui" một công nghệ chưa được chứng minh về mặt an toàn và nó có khả năng rủi ro cao.
Hôm thứ Ba, Trung Quốc đã ra lệnh "điều tra kỹ lưỡng" toàn bộ dự án. Động thái tiếp tục được đẩy lên trong ngày hôm nay, khi chính phủ thông báo đình chỉ nghiên cứu cho đến khi có thông báo mới.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia CCTV, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Xu Nanping, nói chính phủ phản đối mạnh mẽ dự án của He Jiankui. Ông Xu cho biết thí nghiệm này đã "vượt qua ranh giới đạo đức được cộng đồng học thuật tôn trọng, nó gây sốc và không thể chấp nhận được".
Không có thêm thông tin chi tiết nào được đưa ra, và thứ trưởng Xu cũng không giải thích những gì có thể xảy ra với nhà nghiên cứu He Jiankui và các cộng sự của ông trong thời gian tới.
He Jiankui nhấn mạnh trước 700 nhà khoa học rằng mình "tự hào" về công trình này và không có gì phải xin lỗi.
Phản ứng của chính phủ Trung Quốc đối với vụ việc này được mong đợi sẽ trở thành tiền lệ giúp thiết lập lại những nguyên tắc cứng rắn trong nghiên cứu y sinh ở quốc gia này. Từ lâu, Trung Quốc đã bị xem là "miền Tây hoang dã" dành cho những nghiên cứu y sinh học nhập nhằng về mặt khoa học cũng như đạo đức, từ việc ghép đầu người cho đến chỉnh sửa gen trên phôi thai.
Nhưng sự buông lỏng đã góp sức một phần khiến Trung Quốc trở thành quốc gia đi đầu trong nghiên cứu chỉnh sửa gen. Vượt qua cả Mỹ và Châu Âu từ vài năm nay, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra những con khỉ nhân bản đầu tiên, phôi người được biến đổi gen và bây giờ là những đứa trẻ thực sự.
Mặc dù vậy, với phản ứng mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc trong trường hợp này, chúng ta có thể thấy dường như họ cũng có những giới hạn của mình.
Nghiên cứu của He Jiankui dường như đã cố gắng qua mặt nhà chức trách. Ông này tự tài trợ và thực hiện các thí nghiệm mà không báo cáo với bất kỳ một cơ sở nghiên cứu hay ủy ban đạo đức nào.
Tới tận tháng 11, khi mọi việc đã chín muồi, cơ quan đăng ký quốc gia ở Trung Quốc mới nhận được báo cáo thử nghiệm lâm sàng của He Jiankui. Hơn 100 nhà khoa học nước này sau đó đã ký một bức thư lên án nghiên cứu của ông, gọi đó là hành động "điên rồ" và cảnh báo về sự nguy hiểm của nó.
Tham khảo Gizmodo, Theguadian
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI