Chính vì con người, lượng oxy trong các đại dương đã giảm khoảng 80 tỷ tấn và vẫn đang tiếp tục

    Nguyễn Tuấn Tài,  

    Hơi thở của hệ sinh thái bao phủ 70% diện tích hành tinh đang gặp nguy hiểm.

    Có thể bạn đã biết rằng nhiệt độ Trái Đất đang tăng lên là do khí thải nhà kính mà con người thải ra. Nhưng đó mới chỉ là một trong số rất nhiều ảnh hưởng xấu của con người đến môi trường, một thực tế nguy hiểm khác mà chúng ta cần phải biết tới đó là nồng độ khí oxy trong đại dương đang bị giảm xuống trong vòng vài thập kỷ qua.

    Các nghiên cứu trước đây đã quan sát hoặc mô hình hóa được tác động này, nhưng dữ liệu theo dõi trong năm thập kỷ của một nhóm các nhà khoa học người Đức đã chỉ ra rằng, các đại dương trên thế giới đã bị mất đi khoảng 2% lượng khí oxy so với mức trung bình trong lịch sử gần đây, và những khu vực khác nhau cũng có mức độ giảm sút oxy khác nhau.

    Cũng trong thời kỳ đó, nhiệt độ Trái Đất đã tăng 1 độ C so với mức trung bình, theo dữ liệu của NASA.

    Những cư dân của đại dương, cũng giống như con người, chúng cần có oxy để duy trì sự sống. Vậy đâu là lý do của việc mất dần oxy ở đại dương?

    Phân bón nông nghiệp đi vào đại dương có thể gây ra tình trạng tảo nở hoa, làm chúng nuốt hết oxy và tạo thành một khu vực nơi mà cá không thể phát triển, nhưng đó không phải là thứ duy nhất tước đi oxy của đại dương.

    Oxy ở đại dương được hòa tan vào nước, và khi nước ấm lên thì khả năng giữ lại các phân tử khí bị giảm đi, trong đó có cả oxy.

    Cuối cùng, oxy thoát ra từ bề mặt đại dương, khi nhiệt độ ấm lên sẽ làm giảm mật độ nước ở bề mặt, khiến cho oxy ít có khả năng chìm và khó được vận chuyển đến những nơi sâu hơn trong đại dương.

    Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature ngày 16/02, các nhà nghiên cứu đã đưa ra dữ liệu về độ mặn của đại dương, nhiệt độ, độ sâu và lượng oxy từ năm 1960 từ nhiều cơ sỡ dữ liệu, sau đó thể hiện chúng trên bản đồ thế giới. Họ tìm ra rằng, hơn 2% lượng oxy trong đại dương đã giảm xuống so với nồng độ oxy trung bình của các đại dương trên hành tinh, tương đương với khoảng 80 tỷ tấn oxy. Sự mất mát này đặc biệt đáng lưu ý ở phía Bắc của Thái Bình Dương và phía Nam Đại Tây Dương. Trong đó, các nhà khoa học nói rằng khoảng 15% của sự mất mát này là vì giảm mức độ hòa tan oxy do Trái Đất ấm lên. Phần còn lại là do các quá trình phức tạp hơn, bao gồm cả việc oxy mới không được lưu thông đến những vùng sâu hơn trong đại dương. Tệ hơn cả, số lượng các đại dương không hề có oxy tăng lên gấp bốn lần, tạo thành các vùng biển chết mới.

    Một số chuyên gia đã nhận thấy sự sụt giảm nhẹ này cần phải được quan tâm ngay lập tức. Nhà nghiên cứu khí hậu đại dương Denis Gilbert tại Viện Thủy sinh và Đại dương Maurice Lamontagne - Canada, đã viết trong tại chí Nature:

    Đại đa số sinh vật biển cần có oxy để duy trì sự sống. Lượng oxy của đại dương giảm đi 2% có vẻ là một con số không lớn, nhưng những hệ lụy của nó đến hệ sinh thái biển có thể trở nên tồi tệ ở một số khu vực nơi mà lượng oxy thực sự thấp. Hơn nữa, khi kết hợp với các yếu tố tiêu cực khác như sự tăng lên của CO2 và nước biển ấm lên, sẽ tạo ra các chuỗi ảnh hưởng thậm chí còn tồi tệ hơn đối với sự sống đại dương.

    Một nhà khoa học khác đồng ý với quan điểm trên: “Những tín hiệu này bắt đầu xuất hiện rõ ràng trong các dữ liệu quan sát. Kể từ khi sự suy giảm oxy ở đại dương được gắn với thay đổi khí hậu, cần nhiều hơn những thay đổi đáng kể để có thể đảo ngược xu hướng mất dần oxy”.

    Có thể nói rằng, biến đổi khí hậu có nhiều tác động hơn là chỉ làm tan băng ở Bắc Cực, nó còn đang nắm giữ hơi thở của một hệ sinh thái bao phủ 70% diện tích hành tinh của chúng ta.

    Tham khảo Gizmodo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ