Cho rằng thỏa thuận Grab-Uber gây thiệt hại cho người tiêu dùng, Singapore đề xuất các hình phạt mạnh tay
Không những vậy, nếu xuất hiện các phản hồi tiêu cực từ công chúng, cơ quan chống độc quyền Singapore có thể đề xuất thu hồi lại thỏa thuận sáp nhập Grab-Uber này.
Singapore đe dọa sẽ buộc Grab phải hạ giá cước và cải tổ lại một số bộ phận kinh doanh của mình, và chỉ trích công ty chia sẻ chuyến đi này đang lợi dụng vị thế thống trị sau khi thâu tóm mảng kinh doanh ở Đông Nam Á của Uber Technologies.
Theo Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Singapore (CCCS) cho biết trong tuyên bố của mình vào thứ Năm vừa qua, đi kèm với các khiếu nại từ lái xe và hành khách, Grab sẽ phải bãi bỏ một số điều kiện hạn chế lái xe, khôi phục lại mức giá trước khi sáp nhập và thanh toán các khoản tiền phạt không xác định.
Cơ quan này cũng cho biết, Uber sẽ phải bán công ty Lion City Rentals cho bất kỳ đối thủ cạnh tranh tiềm năng nào với mức giá hợp lý, và không được phép bán dịch vụ thuê ô tô cho Grab mà không có sự đồng ý của cơ quan quản lý.
Động thái này đến sau khi Go-Jek của Indonesia, một đối thủ khác trong lĩnh vực chia sẻ chuyến đi và giao nhận thực phẩm ở Đông Nam Á, chuẩn bị bước vào Singapore và 3 thị trường khác ở Đông Nam Á, làm gia tăng cạnh tranh với hãng Grab.
Trước đó, vào tháng Ba, Uber đã đồng ý bán hoạt động kinh doanh ở Đông Nam Á cho Grab, để đổi lấy 27,5% cổ phần của Grab. Trong khi các thỏa thuận này là một phần trong nỗ lực của Uber nhằm rút khỏi các hoạt động kinh doanh thua lỗ trước khi tiến hành IPO vào năm 2019, bất kỳ thay đổi nào cũng có thể tác động đến kế hoạch của Uber.
“Tình thế hiện tại là kết quả thường thấy của các thương vụ độc quyền.” Zafar Momin, giáo sư tại Đại học Nanyang Technological University ở Singapore cho biết. “Các nhà quản lý lo ngại về công ty Lion City Rentals bởi vì nó quá lớn và điều này sẽ củng cố vị thế độc quyền của Grab và mang lại ít lựa chọn cho các tài xế. Điều này có lẽ báo trước điềm lành cho Go-Jek.”
Grab đáp lại bằng tuyên bố rằng họ không đồng ý với đánh giá của cơ quan giám sát thị trường, tranh luận rằng họ không phải là công ty duy nhất trong lĩnh vực chia sẻ chuyến đi và rằng các nhà quản lý không tính đến những người chơi mới sắp gia nhập thị trường.
“Quyết định tạm thời này và các biện pháp đề xuất là quá mức và đi ngược lại các quy định ủng hộ sự sáng tạo và doanh nghiệp của Singapore.” Công ty cho biết trong tuyên bố của mình qua email. “Chúng tôi sẽ thực hiện mọi bước đi thích hợp để kháng cáo lại quyết định này.”
Thỏa thuận Grab-Uber đã được hỗ trợ nhờ vào chiếc túi không đáy của SoftBank Group Corp., quỹ SoftBank Vision Fund với khoản ngân sách gần 100 tỷ USD. Trước thỏa thuận sáp nhập Grab-Uber, Uber cũng đã bán mảng kinh doanh của mình tại Trung Quốc cho Didi Chuxing và đàm phán một động thái tương tự tại Nga.
“CCCS đã tạm thời nhận ra rằng Thương vụ giữa hai công ty đã loại bỏ sự cạnh tranh giữa Grab và Uber, hai đối thủ cạnh tranh gần nhất của nhau.” Cơ quan chống độc quyền của Singapore cho biết.
Các biện pháp đề xuất khác còn bao gồm cả việc loại bỏ các thỏa thuận độc quyền với tài xế và các đội xe taxi. Cơ quan này cho biết họ đang tìm kiếm phản hồi từ công chúng về các biện pháp, và thậm chí có thể yêu cầu Uber và Grab thu hồi lại thương vụ trừ phi “các phản hồi từ công chúng xác nhận rằng những biện pháp trên là đủ.” CCCS cho biết, hai công ty chia sẻ chuyến đi này có 15 ngày làm việc để phản hồi lại.
Công ty Lion City Rentals của Uber có một đội xe khoảng 14.000 phương tiện trong thành phố. Hãng ComfortDelGro Corp., công ty taxi lớn nhất của Singapore, vào tháng Mười Hai năm 2017 đã đạt được thỏa thuận mua lại 51% cổ phần của Lion City Rentals. Nhưng sau đó thỏa thuận đã bị phá vỡ khi Uber sáp nhập với Grab ba tháng sau đó.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín