Nhằm tạo ra những chiếc smartphone với tỉ lệ màn hình so với thân máy cao, các công ty đã ứng dụng nhiều thiết kế khác nhau, bao gồm mô-đun camera trước kiểu thò thụt và “nốt ruồi” trên màn hình để chứa cảm biến camera.
Dù rằng mô-đun camera trước kiểu thò thụt từng khá phổ biến, nhưng trong vài tháng trở lại đây, chúng ta không còn được thấy nhiều thiết bị sử dụng thiết kế này nữa. Chiếc Redmi K30 Pro là một trong số ít những điện thoại flagship vẫn tiếp tục đi theo phong cách thiết kế như vậy.
Nay, Lu Weibing, Tổng Giám đốc nhãn hiệu Redmi và Chủ tịch Xiaomi Group China, nói rằng hệ thống camera trước thò thụt sẽ trở thành "hàng hiếm" trong thời đại 5G. Theo ông, số lượng các linh kiện trong một chiếc smartphone hỗ trợ 5G đã tăng lên đáng kể, khiến các nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc tích hợp một cụm chức năng cơ học như camera thò thụt.
Lu Weibing
Ông còn nhấn mạnh thêm rằng mô-đun camera thò thụt dẫn đến một thách thức cho việc thiết kế bo mạch chủ. Nếu bo mạch chủ bị tách ra thành 2 phần, thì nó sẽ có nguy cơ tản nhiệt không đều. Ngoài ra, smartphone 5G cần những viên pin có dung lượng cao hơn, và mô-đun camera thò thụt chắc chắn sẽ "ăn" bớt một phần không gian đáng kể vốn có thể dành cho viên pin như vậy.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chiếc Redmi K30 Pro sắp ra mắt tại Trung Quốc vào ngày 24/3 tới vẫn sẽ có camera trước kiểu thò thụt. Chiếc điện thoại này dự kiến có màn hình Full HD kích thước 6.67-inch, với tần số làm tươi 60Hz và tích hợp cảm biến vân tay dưới màn hình.
Gần đây, công ty đã xác nhận Redmi K30 Pro sẽ được trang bị mô-đun tản nhiệt chất lỏng VC (vinyl chloride), giúp cải thiện hiệu năng và cho phép chipset Qualcomm Snapdragon 865 hoạt động hết công suất. Với mô-đun tản nhiệt chất lỏng rộng 3.435 mm vuông này, khả năng tản nhiệt sẽ tốt hơn nhiều so với các phương pháp tản nhiệt truyền thống khác.
Ngoài ra, máy cũng sẽ sử dụng chuẩn bộ nhớ UFS 3.1 mới – đây là con chip nhớ mới nhất và nhanh nhất hiện có trên thị trường thương mại và sẽ cho tốc độ đọc lên đến 750MB/s.
Tham khảo: GizmoChina
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android