Chủ tọa buổi điều trần Big Tech hôm 29/7 cho rằng lời khai của Mark Zuckerberg chứng minh Facebook có hành vi độc quyền và nên bị chia nhỏ.
Ông David Cicilline, Chủ tịch Tiểu ban chống độc quyền Hạ viện Mỹ, được phỏng vấn ngay sau khi buổi điều trần kết thúc. Trên Axios, ông nhận xét Facebook cho thấy rõ hàng hành vi phản cạnh tranh. Theo ông, thương vụ thâu tóm Instagram và WhatsApp là một cách để Zuckerberg kiểm soát đối thủ.
“Kết quả là anh ta duy trì và mở rộng thống trị thị trường. Đây là hành vi cổ điển của một kẻ độc quyền”, ông Cicilline nói.
Hàng loạt email và tin nhắn nội bộ Facebook đã được công bố trong buổi điều trần ngày 29/7 nhằm chứng minh hành vi phản cạnh tranh của mạng xã hội này khi mua lại Instagram và WhatsApp. Các nhà lập pháp tiết lộ một số email và lịch sử chat, cho thấy tư duy và suy nghĩ của Zuckerberg cùng đồng sự vào thời điểm ấy.
Chủ tọa buổi điều trần liên tục lặp lại quan điểm cho rằng Facebook mua Instagram và WhatsApp để duy trì quyền lực.
Trong email Zuckerberg gửi năm 2012 mà The Verge có được, Zuckerberg gọi Instagram là “mối đe dọa” và giải thích mua Instagram có thể là một cách để vô hiệu hóa thành công của họ. Đồng sáng lập Instagram Kevin Systrom cũng bày tỏ lo lắng rằng Zuckerberg sẽ kích hoạt “chế độ phá hoại” nếu anh không đồng ý bán Instagram cho Facebook.
Tại buổi điều trần, Zuckerberg thừa nhận với nhà lập pháp rằng Facebook xem Instagram như “một đối thủ và một bổ sung cho dịch vụ của chúng tôi”. Dù thương vụ thâu tóm Instagram năm 2012 và WhatsApp năm 2014 không gặp khó khăn vào thời điểm diễn ra. Tuy nhiên, hiện nay, chúng được lật lại và trở thành mục tiêu giám sát của nhà chức trách.
Zuckerberg cùng 3 người đồng cấp tại Apple , Google và Amazon đều xuất hiện trước Quốc hội để trả lời các câu hỏi của nhà lập pháp về cáo buộc vi phạm quy định chống độc quyền. Tuy nhiên, CEO Facebook là người duy nhất bị ông Cicilline điểm mặt chỉ tên sau khi kết thúc. Ông cho biết báo cáo của Tiểu ban chống độc quyền có thể được công bố vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9.
Trước đó, vấn đề “giải tán” Facebook từng được Chris Hughes, người sáng lập Facebook cùng Zuckerberg khi họ còn là sinh viên Harvard, đặt ra năm 2019. Anh cho rằng cách tốt nhất để kìm hãm quyền lực của Facebook là chia nhỏ công ty.
Dù vậy, theo các chuyên gia, quyết định chia tách Facebook còn phụ thuộc vào quan chức chống độc quyền tại Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FCC) và Bộ Tư pháp, những người phải đưa vụ việc lên một tòa án liên bang. Quy trình có thể mất hàng năm, bao gồm nhiều kháng cáo và thậm chí là lên cả tòa án tối cao. Chiến thắng cuộc chiến này không hề dễ dàng, phải đối mặt với nhiều thách thức và gần như không thể xảy ra.
Đáp lại, Zuckerberg khẳng định: “Tôi không thực sự nghĩ chia nhỏ công ty sẽ giải quyết được vấn đề. Tôi nghĩ nó sẽ làm mọi thứ trở nên khó khăn hơn”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Trải nghiệm Tineco Floor One Stretch S6: Lau hút khô ướt là chuyện thường, tự giặt, tự sấy bằng khí nóng, khớp gập 180 độ linh hoạt