Chúng ta được dạy là phải bỏ lõi quả táo khi ăn vì có độc, sự thật thế nào?

    Ntt13789,  

    Độc hay không độc? Nên bỏ hay không?

    Nếu mẹ bạn có bao giờ cảnh báo rằng bạn không được ăn lõi táo thì điều đó hẳn có lý do chính đáng.

    Được thôi chúng ta sẽ không ăn lõi táo, nhưng quả táo lại không thật sự có lõi mà chúng có những phần giòn cứng chứa đầy hạt táo ở giữa. Những hạt này có chứa các phân tử được gọi chung là Cyanogenic Glycosides, một trong số chúng là Amygdalin. Chất này khi vào cơ thể người, dưới sự tác động của vi khuẩn ở ruột sẽ trở thành độc tố Cyanua – độc tố cực kỳ nguy hiểm gây chết người.

    Vậy thì việc loại bỏ hoàn toàn phần giữa cứng, giòn của quả táo là một ý tưởng đúng đắn?

    Có một điều bị bỏ qua: Số hạt trong một quả táo không thể tạo ra đủ lượng Cyanua để gây hại đến cơ thể, dù chỉ là những phản ứng nhỏ! Nghĩa là nếu bạn bỏ đi phần lõi táo, thì thật ra bạn chẳng cứu bạn khỏi bị ngộ độc mà chỉ làm phí hoài một nửa quả táo mà thôi.

    Táo không phải là loại quả duy nhất chứa các phân tử Cyanogenic Glycosides, một số loại quả cũng chứa chất này như: đào, mơ, quả cherry, hạnh nhân và cả hạt đậu lima... Nhưng dù thế nào thì bạn cũng không thường ăn hạt (có chứa Amygdalin) của những loại quả này. Còn hạt hạnh nhân và đậu lima thường được sử dụng cũng chứa Amygdalin thì cũng không đủ để gây hại cho bạn.

    Một số lượng nhỏ trẻ em có biểu hiện ngộ độc khi ăn quá nhiều loại hạt có chứa Amygdalin, nhưng “những trường hợp này là rất hiếm, chỉ khi ăn vào một lượng lớn hơn nhiều so với bình thường” Kate Sweeney, một chuyên gia dinh dưỡng quản lý Trung tâm Dinh dưỡng & Chăm sóc sức khoẻ ở Brigham và Bệnh viện Phụ nữ.

    Giả sử bạn rất giỏi "mài mòn" hạt đào bằng răng của mình hoặc bạn cực kỳ thích nhai hạt táo, thì lượng Cyanua được tạo ra từ trong ruột do chuyển hoá từ Amygalin sẽ khác so với Cyanua được hình thành trong phòng thí nghiệm. Các nhà hoá học đã triết xuất được Glycosides từ các loại quả có hạt cứng (quả hạnh) từ khi Carl Wilhelm Scheele thuỷ phân chúng trong nước năm 1782, tạo ra một hoá chất có độc tố cao, rất hữu dụng trong việc làm bút mực hoặc làm cứng kim loại. Ngày nay, Cyanua công nghiệp thường ở dạng khí có nồng độ cao, chất lỏng và tinh thể, được sử dụng để chế tạo mọi thứ từ giấy đến nhựa.

    Hít hoặc ăn phải những hoá chất nhân tạo cực mạnh nói trên có thể ngăn oxy cung cấp đến các tế bào, gây tổn thương ngay lập tức tới tim và não người. Khi bạn nuốt hoặc nhai một vài hạt táo, nó có thể tạo ra một lượng HCN ( Xyanua) nhưng số lượng và nồng độ chất này là không đáng kể, cơ thể người sẽ đào thải trong quá trình tiêu hoá.

    Có thể thấy rằng, ngộ độc Cyanua là điều không thể coi thường, nhưng nó sẽ không xảy ra nếu bạn không ăn quá nhiều các loại thức ăn nói trên đâu!

    Tham khảo Wired

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ