Chuyện ăn chuyện uống: Người trẻ xoay sở ra sao giữa thời bão giá?

    Quang Vũ, Tổ quốc 

    Giật mình với khoản chi hàng triệu đồng mỗi tháng chỉ riêng cho việc ăn uống trong khi vật giá liên tục leo thang, nhiều người trẻ buộc phải tìm kiếm nhiều giải pháp phù hợp để cân đối chi tiêu.

    Tìm hiểu nhanh các bạn sinh viên và dân văn phòng hiện đang sinh sống và học tập trên địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì ước tính chi phí cho các bữa ăn mỗi tháng cũng khoảng vài triệu. Điều đáng lo ngại ở đây là bất chấp việc thu nhập "dậm chân", giá cả vẫn tăng "phi mã" dưới tác động của lạm phát.

    Vậy người trẻ đã xoay sở ra sao để thích ứng trước cơn bão này?

    Vừa tự túc vừa đặt đồ ăn những lúc cần

    Chuyện ăn chuyện uống: Người trẻ xoay sở ra sao giữa thời bão giá? - Ảnh 1.

    Ngọc Hân, 20 tuổi hiện là sinh viên. Chi trung bình từ 1-2 triệu/tháng cho nhu cầu ăn uống

    Là sinh viên sống phụ thuộc tài chính vào gia đình, Ngọc Hân (Sinh viên năm 3, TP. Hồ Chí Minh) chủ động chuyển sang nấu cơm mang theo để tiết kiệm chi phí dành cho ăn uống kể từ khi vật giá leo thang. Tuy nhiên, cô cũng chỉ ra nhiều điểm bất cập của hình thức này: "Việc tự nấu ăn nhiều lúc thật sự vất vả. Chương trình học năm ba rất nặng nên mình phải lên lớp từ sáng sớm và kết thúc khá muộn. Có những hôm chạy deadline nên chuẩn bị thức ăn cũng qua loa, nhiều hôm phải ăn tạm bánh mỳ cho xong bữa rồi phải vào ca học chiều".

    Đứng trước tình huống này, Hân chọn cách cân bằng giữa việc tự nấu ăn mang đi và đặt đồ ăn trưa trên ứng dụng để vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo dinh dưỡng. Vào những dịp các ứng dụng giao thức ăn tung ưu đãi lớn, cô còn tiết kiệm được kha khá chi phí dù vẫn mang tiếng "ăn ngoài". Ngoài ra, vào những đợt học hành thi cử căng thẳng và không có thời gian đi siêu thị mua thực phẩm, Hân đặt hàng qua ứng dụng giao đồ ăn để dễ kiểm soát danh sách mua sắm và đồng thời sử dụng thêm các ưu đãi từ ứng dụng.

    Ưu tiên đặt món số lượng lớn để hưởng ưu đãi

    Chuyện ăn chuyện uống: Người trẻ xoay sở ra sao giữa thời bão giá? - Ảnh 2.

    Như Quỳnh, 24 tuổi hiện là nhân viên Marketing. Chi trung bình từ 4-5 triệu/tháng cho nhu cầu ăn uống

    Như Quỳnh (24 tuổi, Hà Nội) thẳng thắn chia sẻ, người độc thân với thu nhập ổn định và sống chung cùng gia đình như cô chưa nhận thấy tác động quá lớn của lạm phát. Tuy nhiên, cô thừa nhận hiệu ứng đám đông có ảnh hưởng lớn đến thói quen chi tiêu của mình. "Khi xung quanh ai cũng có xu hướng giảm chi tiêu, việc tiêu pha quá mức làm mình cảm giác trở thành kẻ ngoài cuộc", cô cho biết.

    Thay đổi lớn nhất là việc Quỳnh chuyển sang đặt cơm trưa cùng đồng nghiệp để vừa tiết kiệm vừa tận hưởng khoảng thời gian tụ tập cùng nhau. Trước đó, cô thường hay ra ngoài ăn trưa ở các quán gần công ty với mức giá dao động từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng cho một suất ăn.

    "Mình rủ mọi người trong công ty cùng đặt món, sau đó áp mã giảm giá nên tiết kiệm được nhiều lắm. Vừa rẻ vừa được ăn ngon lại đa dạng món, chỉ khoảng từ 30.000 đồng đến 40.000 cho một phần ăn thôi", Quỳnh chia sẻ.

    Với các nhu cầu được xếp vào diện "khó có thể cắt giảm" như trà và cà phê giúp tỉnh táo để làm việc, Quỳnh cũng chuyển sang đặt hàng trên ứng dụng để tiết kiệm từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng so với giá mua tại cửa hàng.

    Chọn lọc quán ăn có nhiều khuyến mãi ở khoảng cách gần

    Chuyện ăn chuyện uống: Người trẻ xoay sở ra sao giữa thời bão giá? - Ảnh 3.

    Lê Duy Hưng, 19 tuổi hiện là sinh viên. Chi trung bình từ 2-3 triệu/tháng cho ăn uống

    Tự nhận mình không giỏi giang trong khoản nấu nướng nhưng lại sợ "đau ví" khi đi ăn ngoài với tần suất liên tục, Hưng (Sinh viên, TP. Hồ Chí Minh) chọn giải pháp tiết kiệm là đặt đồ ăn trên ứng dụng. "Nhiều quán ăn có thực đơn vô cùng chất lượng, ngon và nhiều khuyến mãi, thậm chí giá còn rẻ hơn cả mua tại quán", chàng trai 19 tuổi đánh giá.

    Chuyện ăn chuyện uống: Người trẻ xoay sở ra sao giữa thời bão giá? - Ảnh 4.

    Vào giờ nghỉ trưa, Hưng cho biết mình thường dành ra ít nhất 20 phút trên ứng dụng đặt món. Sở dĩ mất nhiều thời gian như vậy là bởi cậu phải cân nhắc chọn quán có nhiều ưu đãi và tìm kiếm các quán ăn gần để giảm phí giao hàng. Hưng còn chăm chỉ săn tìm mã giảm giá và thanh toán bằng ví điện tử để chốt đơn đúng chất GenZ. "Mình chủ yếu tìm kiếm ưu đãi trực tiếp trên ShopeeFood, thường là ở mục Flash Sale hay các bộ sưu tập giảm giá 50% kèm với miễn phí giao hàng", Hưng nói về mẹo đặt đồ ăn tiết kiệm.

    Rõ ràng, khi sự tiện lợi của công nghệ đã trở thành một phần không thể tách rời của lối sống hiện đại, việc tận dụng các ưu đãi từ các ứng dụng đặt món đều trở thành mẫu số chung và được phần đông người trẻ dựa vào để tiết kiệm khoản chi cho ăn uống.

    Thông tin ưu đãi:

    Chuyện ăn chuyện uống: Người trẻ xoay sở ra sao giữa thời bão giá? - Ảnh 5.

    Từ ngày 27.8 đến ngày 9.9, ShopeeFood diễn ra sự kiện "9.9 - Siêu Tiệc Thương Hiệu" mang đến cho người dùng các ưu đãi đặc biệt như giảm 50%, giảm đến 80.000 đồng hoặc deal 1 đồng từ các thương hiệu lớn là The Coffee House, Starbucks, KOI Thé, Gà rán Popeyes, Trà sữa Gong Cha, Phúc Long Coffee & Tea, The Pizza Company. Bên cạnh đó là các bộ sưu tập hấp dẫn bao gồm: "Tiệc Sang Giá Xịn Giảm 50%", "Siêu Tiệc 0Đ, Bao Ăn Xả Láng", "Siêu Sale Đồng Giá 9.000", "Giờ Vàng Săn Deal, Giảm Tới 75.000".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ