Chuyên cơ Air Force One của ông Trump tốn chi phí ra sao khi bay thẳng từ Mỹ đến Việt Nam?
Do máy bay được tiếp nhiên liệu trên không nên không cần phải quá cảnh. Tuy nhiên, chi phí cho một giờ bay có thể đạt mức hơn 140 nghìn đô, đem nhân với tổng giờ bay sẽ cho ra một con số "khủng".
Vào khoảng hơn 1h sáng ngày 26/2 (giờ Hà Nội), Tổng thống Donald Trump đã lên chuyên cơ Air Force One, cất cánh từ căn cứ không quân Andrews, bang Maryland.
Đến 21h cùng ngày (giờ Hà Nội), máy bay chở ông Trump đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh lần hai với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vào hai ngày tiếp theo.
Như vậy, chuyên cơ Air Force One đã bay liên tục khoảng 18 - 20 giờ đồng hồ (tính luôn cả công tác chuẩn bị, lên xuống máy bay). Khoảng thời gian này cũng hợp lí so với quãng đường Maryland - Hà Nội dài gần 14.000km và tốc độ trung bình của máy bay đạt trên 800km/h.
Tổng thống Trump bước lên Air Force One tại Căn cứ không quân Andrews để bắt đầu hành trình tới Việt Nam (Ảnh: AP)
Được biết, chuyên cơ đã bay thẳng từ Maryland đến Hà Nội mà không cần phải quá cảnh. Đó là do máy bay được tiếp nhiên liệu trên không, cho phép bay thẳng đến bất kỳ đâu trên thế giới.
Để đổi lấy sự thuận tiện đó thì chi phí nhiên liệu, hộ tống và đảm bảo an ninh cho chuyến bay của Air Force One có thể tốn đến hàng triệu USD.
Theo số liệu của Liên minh Người nộp thuế Mỹ (NTUF), chi phí cho mỗi giờ bay là 142.380 USD (2017), giảm so với 180.118 USD/giờ của năm 2016. Chi phí này bao gồm nhiên liệu, vật tư cũng như phí bảo trì trước, trong và sau mỗi chuyến bay.
Chuyên cơ Air Force One (Ảnh: iStock)
Tổng kết lại, chuyên cơ của ông Trump đã tốn 18 - 20 giờ bay từ Mỹ sang Việt Nam. Chi phí cho mỗi giờ bay (theo số liệu 2017) là 142.380 USD. Đem nhân các con số này với nhau, có thể tính được tổng chi phí cho chuyến bay Air Force One từ Mỹ đến Việt Nam là ở mức 2,5 - 2,9 triệu USD (tương đương 58 - 68 tỷ đồng).
(Nguồn: Business Insider, Tổng hợp)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI