Vaccine có thể chỉ giúp các triệu chứng bớt nghiêm trọng hoặc cung cấp miễn dịch tạm thời, không có gì đảm bảo vaccine chặn đứng đại dịch Covid-19.
Sarah Pitt là giảng viên về Khoa học Y sinh và Vi sinh Thực tiễn, thành viên Viện Khoa học Y sinh tại Đại học Brighton, Anh. Bà có bằng tiến sĩ về Vi sinh vật từ Đại học Liverpool John Moores. Dưới đây là nội dung bài viết “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không thể sản xuất vaccine Covid-19” đăng trên SCMP.
Thế giới đang phát triển khoảng 175 loại vaccine chống Covid-19. Hầu hết chính phủ các nước trên thế giới đều đưa ra chiến lược đối phó với đại dịch Covid-19 dựa trên kỳ vọng một trong số 175 loại vaccine trên sẽ được sản xuất hàng loạt để sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, đối phó virus và đưa nhân loại trở lại cuộc sống bình thường.
Nhưng không có gì đảm bảo kịch bản trên sẽ xảy ra. Ngay cả trong trường hợp hứa hẹn nhất, chúng ta cũng không thể chắc chắn vaccine sẽ giúp con người miễn nhiễm virus SARS-CoV-2 hay diệt mầm bệnh. Vaccine có thể chỉ giúp các triệu chứng bớt nghiêm trọng hoặc cung cấp miễn dịch tạm thời, không có gì đảm bảo vaccine chặn đứng đại dịch Covid-19. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu thực tế rơi vào tình trạng này?.
Một số ý kiến cho rằng khi đủ số người nhiễm SARS-CoV-2 và sản sinh ra miễn dịch, chúng ta sẽ đạt trạng thái “miễn dịch cộng đồng”, virus không tấn công con người nữa. Thế nhưng đó là sự hiểu nhầm về ý nghĩa của miễn dịch cộng đồng và cách virus lây lan. Đó không phải là mục tiêu để kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Khả năng miễn dịch cộng đồng sẽ loại bỏ dịch bệnh với điều kiện con người được tiêm vaccine. Tỷ lệ dân số được tiêm chủng phải đạt đến mức miễn dịch cộng đồng – tỷ lệ này dựa trện tỷ lệ sản sinh cơ bản (R0). Đó là số người mắc bệnh và hoàn toàn tự khỏi mà không cần bất cứ can thiệp y tế nào, có tính đến yếu tố lây nhiễm và cách lây lan của dịch bệnh.
R0 càng cao, số người cần có miễn dịch thông qua tiêm chủng càng lớn để ngăn chặn được sự lây lan của virus. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tính đến khả năng một số người không đồng ý tiêm chủng vì lý sức khỏe.
Rất nhiều căn bệnh đã được chặn đứng nhờ tiêm vaccine theo chương trình tiêm chủng tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, miễn dịch cộng đồng không thể đạt thông qua hệ miễn dịch tự nhiên của con người.
Lấy ví dụ như sởi, căn bệnh do một virus đã tồn tại cùng loài người suốt nhiều thế kỷ gây ra. Đây là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao, R0 lên tới 15. Điều đó có nghĩa là 1 người mang bệnh có thể lây cho 15 người khác. Điều đó cũng có nghĩa 95% dân số phải được tiêm chủng mới có thể đạt miễn dịch cộng đồng.
Hầu hết những người khỏi bệnh sởi đều sản sinh ra một kháng thể kháng lại virus gây bệnh trong suốt phần đời còn lại. Nhưng trước khi được tiêm vaccine, bệnh sởi đã trở thành một căn bệnh rất thường gặp tại trẻ em. Mỗi thế hệ trẻ em mới ra đời đều nhaỵ cảm với virus gây sởi và sẽ không có đủ người mắc bệnh sản sinh đề kháng tự nhiên để tạo ra miễn dịch cộng đồng.
Vào những năm 1930, hiệu ứng miễn dịch cộng đồng tạm thời xuất hiện tại một địa phương ở Mỹ. Đây là trường hợp ngoại lệ, bởi hầu hết các quốc gia đều phải triển khai chương trình tiêm chủng toàn quốc để loại trừ dịch sởi.
Hiện nay, các nhà khoa học tin rằng R0 đối với virus SARS-CoV-2 ở mức 4-6, tương đương R0 của virus Rubella. Và tỷ lệ dân số phải tiêm phòng Rubella là 85% để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Miễn dịch tự nhiên với SARS-CoV-2
Chúng ta đều biết các loại virus chủng corona (bao gồm SARS, MERS và một số virus cúm khác) đều không thể sản sinh ra miễn dịch lâu dài như virus gây bệnh sởi. Một nghiên cứu về Covid-19 cho thấy, ngay cả tại những điểm nóng có số ca nhiễm và tử vong cao trong nhiều tháng, chỉ 10% dân số tại đó có dấu hiệu về sản sinh miễn dịch tự nhiên.
Điều này cho thấy tỷ lệ miễn dịch tự nhiên còn cách xa con số 85% để đạt miễn dịch cộng đồng. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu như không có vaccine, virus có thể trở thành đại dịch – và đó lại là tình trạng thế giới đang gặp phải.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số người có thể mắc các triệu chứng tương tự như Covid-19 hơn 1 lần trong năm. Và hầu hết các quốc gia bùng nổ dịch bệnh đều vào lúc họ nghĩ đã tìm kiểm soát được tình hình.
Điều đó có nghĩa mô hình Covid-19 hiện tại sẽ dẫn đến các ổ dịch địa phương và thậm chí số ca bệnh sẽ tăng trong mùa đông tới. Trừ trường hợp ca bệnh đầu tiên ngay lập tức được phát hiện và cách ly, những ổ dịch này sẽ mang virus lây lan nhanh chóng trên toàn cầu.
Đó là lý do vì sao các biện pháp phòng bệnh cộng đồng như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất để giảm tình trạng virus lây lan.
Lý tưởng hơn, nếu những biện pháp trên được thực hiện nghiêm túc và thành công, virus có thể tự diệt vong và sẽ không còn lây lan, như trường hợp dịch SARS năm 2002-2004. Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 dễ lây lan nhưng lại ít gây tử vong hơn bởi vậy nên khó có thể kiểm soát hơn SARS. Vì vậy việc loại bỏ virus theo cách này không dễ dàng thực hiện.
Cho đến nay, thế giới đã có hơn 760.000 ca tử vong vì Covid-19 và nhiều người mang bệnh lý nền tử vong cũng do tác động của căn bệnh này. Nếu như virus SARS-CoV-2 trở thành căn bệnh tồn tại mãi mãi, chúng ta càng cần đề cao các biện pháp ngăn ngừa trong cộng đồng.
Một loại vaccine có thể là cách cứu thế giới thoát khỏi đại dịch, nhưng không có miễn dịch cộng đồng tự nhiên, con người vẫn phải học cách sống chung với Covid-19 trong thời gian dài sắp tới.
Ngọc Trang
NDH
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4