Chuyên gia Đại học Cambridge nói về sự nguy hiểm tiềm tàng nếu startup Neuralink của Elon Musk thành công

    Dink,  

    Không thể phủ nhận rằng thứ công nghệ này mang tiềm năng cách mạng hóa loài người.

    Neuralink – thứ giao diện băng thông cực rộng để kết nối con người và máy tính – có lẽ không phải là thứ mà ta nên phát triển. Quả là một câu nói mơ hồ để diễn tả Neuralink và rõ ràng, đây là một thái độ không nên có khi ta muốn tìm hiểu về vai trò (hiển nhiên là ngày càng quan trọng) của công nghệ xung quanh con người.

    Việc bất đồng ý kiến với bất kì công nghệ mới nào mà Silicon Valley không phải là điều gì quá mới mẻ. Nhưng hãy gạt sang bên cạnh những hoài nghi, những chỉ trích, và công nhận rằng Neuralink là một ý tưởng cực kì lớn và mang tiềm năng thay đổi nhận thức của cả một giống loài, một thế hệ con người.

    Nó sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới, cách cảm nhận khiến chúng ta cảm thấy mình là một cá thể sống và đồng thời, nó cũng sẽ thay đổi luôn cách ta liên lạc với những cá nhân khác, thậm chí là cách ta kết nối với một hệ thống không-phải-người. Đây có thể là bước tiến hóa tiếp theo của loài người.

    Nếu bạn có thời gian và có kha khá vốn liếng tiếng Anh, hãy đọc bài diễn giải hơn 36.000 chữ này của thiên tài Tim Urban, giải thích cặn kẽ một cách tuyệt vời về Neuralink và kế hoạch của Elon Musk. Nói một cách vô cùng cụ thể và ngắn gọn (và tất nhiên là thiếu vô vàn ý), thì Neuralink là một “chiếc mũ phép thuật cho não bộ của bạn”.

    Cách đây không lâu, công ty Neuralink đã được mua lại bởi Elon Musk, kẻ nhìn xa trông rộng đứng đằng sau Tesla, SpaceX và Hyperloop. Công ty mới này của Musk sẽ sản xuất ra một “giao diện não bộ”, một mạng lưới các điện cực siêu nhỏ kết nối với não của ta, cho phép ta kết nối với thế giới này thông qua một thiết bị không dây.

    Ta sẽ có thể bày tỏ những suy nghĩ của bản thân, những hy vọng, nỗi sợ thầm kín, ... mà không cần phải diễn đạt bằng lời nói hay chữ viết. Hệ quả của việc này: ta sẽ được kết nối với mạng internet thông qua một biện pháp sinh học. Nhưng những câu hỏi đặt ra ở đây là ai sẽ được kết nối ngược lại với chúng ta và chuyện đó xảy ra ở đâu, khi nào, tại sao lại thế? Ta sẽ mở toang cánh cửa đi vào não bộ mình với những đối tượng nào?

    Không giống Tesla hay SpaceX, Neuralink đang hoạt động trong một lĩnh vực không có đối thủ lớn nào – hoặc ít nhất là chưa. Nhưng hiện tại, Elon Musk đã phát động một cuộc đua với bất kì đối thủ tiềm năng nào, như Tim Urban đã nói, “một cuộc cách mạng thần kinh chắc chắn sẽ diễn ra sẽ ảnh hưởng tới gần như mọi ngành công nghiệp”. Một ngành gây ảnh hưởng tới gần như mọi ngành khác chắc chắn sẽ là một lĩnh vực vô cùng thú vị và tiềm năng.

    Vẫn còn nhiều trở ngại công nghệ ngăn Neuralink tới được mục tiêu tối thượng này. Có những lý do khiến ta nghĩ rằng họ sẽ đạt được mục tiêu ấy, nhưng cũng có những lý do khiến ta nghĩ rằng điều đó sẽ không xảy ra.

    Có thể hiện tại, Neuralink đang bị đánh đồng với những công ty trí tuệ nhân tạo/big data khác, với cùng một tham vọng là đưa nhân loại tới một thế giới mới, một thế giới máy móc mà chính họ tạo ra. Nhưng chính cách mà Neuralink tiếp cận vấn đề lại làm cho họ đặc biệt, tách biệt hẳn với những công ty khác, khiến họ mang tiềm năng của một ông lớn, một luận điểm đặc biệt quan trọng trong chương mới của loài người.

    Lịch sử phát triển của con người, về cơ bản, đi theo hướng này:

    Đầu tiên, ta khám phá ra lửa và phát triển ngôn ngữ nói. Dần dần, ta biết ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ viết, rồi sau này phát minh ra cách in ấn để lưu lại những ngôn ngữ viết ấy muôn đời về sau. Vài thế kỷ sau, chúng ta phát hiện ra điện, từ đó sinh ra điện thoại, đài báo, TV rồi máy tính, điện thoại thông minh ...

    Thời gian trôi, điện thoại “tiến hóa” và không cần dây cắm nữa, máy tính thu nhỏ kích cỡ lại rồi ta tìm ra cách biến một thu gọn máy tính lại để nhét vừa vào túi quần. Hiện tại, ta đã tạo ra được thế giới thực tế ảo để đắm mình vào đó, tạo ra một thực tại tăng cường để cường hóa các giác quan tầm thường của con người.

    Nếu như Neuralink đạt được mục tiêu tối thượng của họ, cực kì khó đoán lịch sử loài người sẽ viết tiếp chương sách gì.

    Kết quả của Neuralink sẽ là một “giao diện não bộ” cực kì hoàn hảo, trơn tru, kết hợp tốt với yếu tố sinh học (não bộ) và mạnh mẽ tới mức người sử dụng sẽ coi đó như là một bộ phận của thân thể, của não bộ và của hệ thần kinh.

    Một giao diện như vậy sẽ cho não bộ của bạn khả năng liên lạc không dây với điện toán đám mây, với hệ thống máy tính và với bất kì ai cũng có giao diện này trong não bộ của họ. Dòng thông tin, dữ liệu giữa ta và thế giới internet sẽ chẳng khác nào những suy nghĩ có trong não bộ của bạn ngay lúc này.

    Cái gì cũng có cái giá của nó. Hệ thống này dù vô cùng tuyệt diệu, nhưng những nguy hiểm tiềm tàng của một giao diện như vậy vẫn chưa được tính tới. Đầu tiên, Neuralink không đơn giản là một thiết bị đính kèm vào cơ thể (như máy trợ tim chẳng hạn). Đây sẽ là một ca phẫu thuật cấy ghép thiết bị điện tử vào trong cơ thể người mà không phục vụ lý do y học. Đó sẽ là một trở ngại cả về mặt pháp lý lẫn đạo đức.

    Thứ hai, về cơ bản thì Neuralink là một hệ thống liên lạc, vậy nên sẽ có rất nhiều vấn đề về bảo mật và sự riêng tư liên quan. Hãy nhớ tới Edward Snowden, hãy nhớ tới mối nguy hiểm của việc xâm phạm quyền riêng tư. Việc xâm nhập vào máy tính, vào điện thoại bất hợp pháp đã quá khó chấp nhận rồi, bây giờ nếu những kẻ gian còn có thể thâm nhập thẳng vào bộ não của chúng ta, hậu quả sẽ ra sao?

    Nếu như công nghệ này trở nên đại trà, những thế hệ tương lai liệu sẽ còn biết tới hai từ “riêng tư” hay không. Một cánh cửa sinh ra để ra vào sẽ không đặt câu hỏi ai đi vào và đi ra, trừ khi đặt một người bảo vệ tại đó làm nhiệm vụ canh gác. Khi ta mở một cánh cửa vào thẳng bộ não mình, điều gì khiến ta chắc chắn rằng não bộ mình an toàn trước bất kì cuộc tấn công nào.

    Một khi Neuralink muốn lên sóng, ta phải có một Bộ luật riêng về nhận thức, về những an toàn cho chính bộ não của con người. Ta cần những câu trả lời xác đáng cho một thứ công nghệ mang tiềm năng cách mạng hóa nhân loại và đồng thời, cũng mang mối nguy bảo mật vô cùng nghiêm trọng.

    Dựa theo bài viết được đănt tải trên The Coversation của Christopher Markou, ứng cử viên Tiến sĩ tại Đại học Cambridge.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ