Chuyện hài có thật: Tài liệu nghiên cứu viết bằng Autocomplete trên iOS được chấp nhận tại hội thảo khoa học

    Tuấn Hưng, The Guardian 

    Một tài liệu chuyên môn về vật lý hạt nhân vô nghĩa vì được viết hoàn toàn dựa trên tính năng Autocomplete (tự hoàn thành từ) của hệ điều hành iOS đã được chấp nhận bởi một hội thảo khoa học.

    Christoph Bartneck, một phó giáo sư tại viện nghiên cứu Human Interface Technology tại đại học Canterbury ở New Zealand, nhận được một email mời ông nộp tài liệu nghiên cứu đến Hội nghị Khoa học Quốc tế về Vật lý học nguyên tử và hạt nhân tại Mỹ vào tháng 11.

    Chuyện hài có thật: Tài liệu nghiên cứu viết bằng Autocomplete trên iOS được chấp nhận tại hội thảo khoa học - Ảnh 1.

    Bartneck đã viết tài liệu nghiên cứu về vật lý hạt nhân dựa trên ... autocomplete

    “Bởi tôi hầu như chẳng có chút kiến thức nào vệ vật lý hạt nhân, tôi đã bật chế độ tự hoàn thành từ của iOS để giúp tôi viết xong tài liệu,” ông đã viết trong một bài đăng vào thứ 5 vừa qua. “Tôi bắt đầu câu với từ “nguyên tử” hoặc “hạt nhân” và sau đó ấn những gợi ý hoàn thành từ một cách ngẫu nhiên.

    “Nội dung của nó chẳng có ý nghĩa gì cả.”

    “Những nguyên tử của một vũ trụ tốt hơn sẽ có quyền giống như bạn là hướng đi chúng ta phải là một nơi tốt đẹp để có một quãng thời gian tuyệt vời để tận hưởng ngày hôm nay bạn là một người tuyệt vời với quãng thời gian tuyệt vời của bạn để lấy niềm vui và lấy quãng thời gian tuyệt vời và tận hưởng ngày tuyệt vời bạn sẽ trở thành một thời gian tuyệt với đối với phụ huynh và con em bạn,” đây là một câu mẫu trong “tài liệu” kể trên.

    Nó kết thúc bằng: “Sức mạnh không phải là địa điểm hay nếu như bạn muốn có một quãng thời gian tuyệt vời.”

    Chuyện hài có thật: Tài liệu nghiên cứu viết bằng Autocomplete trên iOS được chấp nhận tại hội thảo khoa học - Ảnh 2.

    Hình ảnh Bartneck lấy cho bài viết của mình

    Bartneck đã lấy hình minh họa cho tài liệu – được đặt, lại một lần nữa, bằng autocomplete, “Nguyên tử hạt nhân sẽ được sản xuất nhờ một nguồn duy nhất” – với hình ảnh đầu tiên anh tìm thấy trên bài viết đầu tiên về vật lý hạt nhân của bách khoa toàn thư online Wikipedia .

    Anh sau đó đã nộp bài nghiên cứu này dưới một nhân dạng giả: Phó giáo sư Iris Pear của Mỹ, người có kinh nghiệm về vật lý nguyên tử và hạt nhân đã liệt kê tiểu sử của mình với nhiều đại từ giới tính gây mâu thuẫn.

    Bài nghiên cứu sau đó đã được chấp nhận chỉ sau 3 giờ đồng hồ, trong một email mời Bartneck xác nhận mình sẽ lên thuyết trình tại buổi hội nghị quốc tế.

    “Tôi biết rằng iOS là một phần mềm khá tốt, tuy nhiên viết tài liệu nghiên cứu chưa bao giờ dễ đến thế,” Bartneck đã bình luận trong bài viết.

    Chuyện hài có thật: Tài liệu nghiên cứu viết bằng Autocomplete trên iOS được chấp nhận tại hội thảo khoa học - Ảnh 3.

    Thật khó hiểu khi hội nghị khoa học về hạt nhân và nguyên tử lại chấp nhận bài viết như vậy

    Anh không phải trả tiền để nộp “tài liệu nghiên cứu” của mình, tuy nhiên thư mời chấp nhận thuyết trình gửi cho Bartneck viết, nếu muốn đăng ký phát biểu tại Hội thảo, sẽ phải trả 1099 USD, tương đương 24 triệu đồng.

    “Tôi đã không hoàn thành bước này bởi trường đại học nơi tôi làm việc sẽ phản đối việc tôi lãng phí tiền theo cách này,” Bartneck nói với tờ The Guardian. “… Ấn tượng của tôi là đây không phải là một hội thảo có uy tín.”

    Hội nghị Khoa học Quốc tế về Vật lý học nguyên tử và hạt nhân sẽ được tổ chức vào ngày 17 – 18/11 tại Atlanta, Georgia và được tổ chức bởi ConferenceSeries: “Một sự hợp tác giữa nhà xuất bản Open Access và những sự kiện và hội thảo quốc tế về khoa học trên toàn cầu”, đã xuất hiện từ năm 2007.

    Một thành viên trong bản tổ chức đã được tờ The Guardian liên lạc để xin bình luận.

    Chuyện hài có thật: Tài liệu nghiên cứu viết bằng Autocomplete trên iOS được chấp nhận tại hội thảo khoa học - Ảnh 4.

    "Đây thực chất chỉ là hội thảo "làm tiền" - Bartneck chia ẻ uy nghĩ

    Bartneck nói rằng dựa trên chất lượng của quá trình đánh giá và phí đăng ký thuyết trình đắt đỏ, anh “gần như chắc chắn rằng đây là một hội thảo “làm tiền” mà không có chút liên quan nào tới khoa học.

    “Tôi chưa hồi đáp lại email của họ, tuy nhiên tôi đang dự định hỏi họ về bình luận của người đánh giá. Đó có thể là một thư trả lời mà tôi cho là sẽ hết sức hài hước.”

    Bài viết kêu gọi nộp bài nghiên cứu của hội nghị này chỉ có nghĩa hơn tài liệu của Bartneck một chút xíu.

    “Tài liệu về hạt nhân và hạ nguyên tử khoa học nó điều tra về tính chất, dòng chảy và sự cộng sinh của những thành phần cấu tạo quan trọng (chứ không phải trọng yếu) của chủ đề.”

    Đây không phải lần đầu tiên có sự việc hi hữu như thế này. Một bài nghiên cứu có tựa đề “Đừng gửi thư cho tao nữa” đã được gửi đi gửi lại và sau đó được chấp nhận tại Cuộc họp báo Quốc tế về Công nghệ máy tính, diễn ra vào tháng 11 năm 2014.

    Theo The Guardian

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ