Chuyện hoàn toàn có thật: Các nhà khoa học Nga tạo ra một con chó hai đầu từ 2 giống khác nhau
Thử nghiệm nghe chừng cực kì ghê rợn nhưng lại giúp ngành y học phát triển được rực rỡ như ngày hôm nay.
Đây là thí nghiệm rợn tóc gáy tưởng chừng như chỉ có trong phim kinh dị và có lẽ, chẳng nhà khoa học nào dám thực hiện nó ngoài những anh tài tới từ nước Nga. Đó là ông Vladimir Demikhov, tạo ra một thứ chó hai đầu kinh dị (hay đúng hơn là một-một-phần-hai con chó): ông ghép đầu và 2 chân trước của một con chó tên là Shavka với một con chó lớn hơn có tên Brodyaga.
Tấm ảnh trên về con chó hai đầu là hoàn toàn có thật. Cả hai con chó đều sống sót qua quá trình phẫu thuật, cả hai đều có thể di chuyển đầu mình một cách độc lập và cả hai cùng chết 4 ngày sau đó. Ông Demikhov đã thực hiện tổng cộng 24 lần, với những đối tượng khác nhau.
BorisGuzo trên diễn đàn Reddit đã “đào mộ” được những tấm ảnh trên từ cuốn tạp chí LIFE cũ được xuất bản từ năm 1959. Trong đó, thử nghiệm rợn người trên được mô tả chi tiết với những bức ảnh chân thực và thậm chí, BorisGuzo còn tìm thấy được cả video về thử nghiệm đó.
Trong bài báo Chó hai đầu của Nga – Russia’s Two-Headed Dog đăng đăng tải tháng Bảy năm 1959, tác giả Edmund Stevens mô tả khung cảnh mà ông nhìn thấy như sau:
Demikhov nói rằng con chó nhỏ hơn là một con chó cái 9 tuổi có tên Shavka. “Con chó Shavka”, ông giải thích, “sẽ được cắt ra một phần làm bộ phận ghép nối. Còn con chó được ghép đầu đang nằm ở đằng kia. Vừa nói ông vừa chỉ tay tới một bàn phẫu thuật, nơi một con chó lớn đang hôn mê. Quanh vùng cổ và vai của nó, lông đã được cạo sạch, một vùng cạo rất giống với phần giữa thân mình của con chó Shavka. Trong tiếng sủa ngẫu nhiên liên hồi của con chó nhỏ Shavka, Demikhov nói rằng con chó lớn nằm trên bàn mổ kia không có gốc gác. Nó chỉ là một con chó hoang được người bắt chó tìm thấy trên phố. Demikhov gọi nó là Brodyaha và bên cạnh đó, chỉ ra rằng nó là một con chó rất may mắn. “Bạn biết người ta có câu gì mà: hai cái đầu thì hẳn phải hơn một cái”.
Ngay lúc ấy, một con chó khác tiến vào phòng mổ. “Lại đây, Palma”, Demikhov gọi con chó thứ ba, con chó mới xuất hiện. Nó ngoan ngoãn nghe lời, quấn lấy chân vị bác sĩ và vẫy đuôi tỏ vẻ mừng rỡ. “Anh có nhận thấy điều gì khác lạ ở Palma không?”, Demikhov vừa hỏi và đồng thời trả lời bằng một động tác tay hướng tới một vết sẹo rất mới trên ngực Palma. Ông giải thích rằng 6 ngày trước, Palma đã được gắn thêm một quả tim thứ hai nữa, một ca phẫu thuật khiến cấu trúc phổi của con chó thay đổi rất nhiều. Nhưng hiện tại, vào cái thời điểm Palma bước vào phòng, thì nó đã bình phục và gần như hoàn toàn khỏe mạnh.
Tiếp tục nói về ca phẫu thuật kì lạ và nhiều phần kì dị:
Đầu tiên họ rạch một đường ở cuống cổ của con chó lớn, để lộ ra phần tĩnh mạch, phần động mạch chủ và một phần xương sống của nó. Tiếp theo, họ khoan hai lỗ vào xương phần cột sống rồi luôn hai sợi dây nhựa, một sợi đỏ và một sợi trắng, qua mỗi lỗ vừa khoan. Giai đoạn phẫu thuật này kéo dài 40 mút. Con chó Shavka nằm trong trạng thái hôn mê sâu và đầu nó được bọc bởi một chiếc khăn dày, phần mình nó được bọc bởi một chiếc khăn khác, toàn bộ cơ thể con vật chỉ hở ra phần đã được cạo lông sạch sẽ để phẫu thuật.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi, phần còn lại của Shavka được đặt trên bàn phẫu thuật bên cạnh con chó lớn Brodyaga. Goriainov (tên một bác sĩ phẫu thuật khác) đã đưa ra quyết định, rồi cẩn thận cuốn gọn phần da của Shavka lên. Sau đó ông và Demikhov khéo léo dùng dao mổ, kim chỉ vạch ra những mạch máu nhỏ nằm dưới da Shavka, khâu những đường chỉ chặt chẽ mỗi khi dao mổ đưa qua. Cuối cùng, Demokhov cắt lìa phần xương sống để tách con chó ra làm hai.
Mặc dù toàn bộ cơ thể của con chó nhỏ đã bị cắt rời hoàn toàn, đầu và chi trước của Shavka vẫn tiếp tục hoạt động và sử dụng phổi và tim như thường. Giờ đến phần thứ ba và cũng là phần quan trọng nhất của việc cấy ghép. Những mạch máu chính trên đầu của Shavka cần phải được ghép nối một cách hoàn hảo với những mạch máu tương ứng của con chó làm vật chủ.
Và cứ như vậy, buổi phẫu thuật, theo một góc nhìn nhất định, là đã thành công mỹ mãn.
Đây là cách những nhà khoa học Nga ghép hai con chó lại thành một.
Và đây là video về thử nghiệm đáng sợ trên:
Thử nghiệm chó hai đầu.
Thí nghiệm của Demikhov đã truyền cảm ứng cho một nhà khoa học tại Mỹ, người tiên phong trong lĩnh vực khoa học thần kinh, giáo sư Robert White. Thành công của thử nghiệm ghép đầu cho khỉ của cố giáo sư Robert White là nhờ có sự thành công của hai chú chó Shavka và Brodyaga kia.
Dù rằng thí nghiệm trên của Demikhov muôn phần kinh dị, nó vẫn cho ta những kiến thức vô giá về ngành nghiên cứu cấy ghép nội tạng. Demikhov đã là người đầu tiên thành công trong việc cấy ghép phổi và tim cho động vật, tạo nên những thí nghiệm dọn đường cho những nghiên cứu sau này trên người, dẫn ta tới một kỉ nguyên mới của toàn bộ ngành.
Nói một cách khác, nếu không nhờ hai con chó dũng cảm kia, tính mạng nhiều người đã bị đe dọa do y học chưa kịp phát triển.
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4