Đứng giữa hàng đống túi mua sắm đã qua sử dụng ở siêu thị, vỏ chai nước ngọt và túi đựng bột giặt, Evelin Marcele tỏ ra bức xúc trước những nỗ lực tái chế rác thải nhựa của Brazil.
- 18 thiết kế gương soi ảo diệu khiến người dùng trở thành trò cười cho chính mình
- McDonald's khai trương McHive, nhà hàng tí hon dành riêng cho ong
- Quá tập trung cho game pay-to-win, developer Trung Quốc bị chê trách vì "game Tam Quốc hay toàn do Nhật, Mỹ làm"
- Tuyệt thế kỳ công: Mất 38 năm để hoàn thiện mô hình thành Rome cổ đại tỷ lệ 1:250
“Gần như không gì cả”, vị giám đốc 40 tuổi của CoopFuturo, một trung tâm phân loại vật liệu có thể tái chế ở Rio de Janeiro, nói. Trong 120 tấn rác được chuyển đến trung tâm mỗi tháng, 60% là rác thải nhựa.
Brazil là quốc gia thải ra lượng rác nhựa lớn thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, theo một báo cáo công bố gần đây của Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF).
Nhưng quốc gia Mỹ Latinh này chỉ tái chế 1,28% trên tổng số 11,4 triệu tấn rác được thải ra mỗi năm, một tỷ lệ thấp hơn mức trung bình toàn cầu 9%, theo WWF.
Ước tính 7,7 triệu tấn nhựa được chuyển tới các bãi chôn lấp.
Ảnh: AFP.
“Mọi người đang sử dụng nhiều hơn, thải rác nhiều hơn và chính phủ không cung cấp được các cơ sở hạ tầng cần thiết để giải quyết vấn đề này cho các thành phố”, Anna Lobo của WWF Brazil nói.
“90% người dân Brazil đã nghe về phát triển bền vững và nói rằng họ hiểu những vấn đề về môi trường. Trên thực tế, hiếm có người nào thay đổi thói quen”.
Thế giới đang sản xuất ra hơn 300 triệu tấn nhựa mỗi năm, và có ít nhất 5.000 tỷ mảnh nhựa đang trôi nổi trên dại dương hiện giờ.
Tại một cuộc họp của Liên Hợp Quốc vào tháng 3 tại Kenya, các quốc gia đã cam kết “giảm đáng kể” lượng sản phẩm nhựa dùng một lần trong thập kỷ tới.
Nhưng Brazil đang “bị bỏ xa phía sau”, Marcele nói khi công nhân tại CoopFuturo phải đeo găng tay đen lục lọi trong hàng đống túi rác để tìm vật liệu có thể tái chế.
Cần nhiều hơn nữa sự đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng – ví dụ các nhà máy phân loại và tái chế - cùng hành động của các cá nhân.
Các nhà chính trị “không quan tâm đến chuyện này, họ còn lo cho những việc khác”.
Ảnh: AFP.
Thói quen xấu
Người Brazil sử dụng rất nhiều đồ nhựa dùng một lần, ví dụ như túi mua sắm được phát miễn phí trên khắp đất nước và được dùng kể cả khi mua những món đồ rất nhỏ.
Tại các siêu thị ở Rio de Janeiro, túi nhựa còn được lồng thêm một chiếc ở ngoài để đề phòng rách.
Phần lớn người dân không quan tâm tới những túi mua sắm dùng nhiều lần đang được bày bán với giá chỉ 5,5 BRL (1,35 USD).
Mua một cốc nước trái cây ở một quán bar tại thành phố bên bờ biển này đã cần tới một chiếc cốc nhựa và nắp – công thêm một túi nhựa để đựng.
Một bữa ăn mang đi cũng kèm theo một túi nhựa đựng dao dĩa nhựa và một túi nhựa đựng toàn bộ.
Ảnh: AFP.
“Hiện tại tôi không còn cách nào để mang những đồ mua sắm về nhà”, Israel Washington nói khi ngồi tại quán bar bên cạnh hàng đống túi nilon chứa đồ mua được.
“Tôi nên có một chiếc túi (có thể tái sử dụng) bên mình nhưng tôi không có”.
Nhưng anh cũng chỉ trích chính phủ Brazil.
“Mối quan tâm của họ không phải là môi trường, họ đang bận lo vũ trang cho người dân”.
Lệnh cấm nhựa
Một vài nơi tại Brazil đã áp dụng các điều luật khiến người dân Brazil buộc phải điều chỉnh thói quen cho tốt hơn.
Rio gần đây đã cấm sử dụng ống hút nhựa, và Sao Paulo, thành phố lớn nhất tại Brazil, đã cấm túi nhựa làm từ dầu mỏ.
Thượng viện Brazil đang xem xét lệnh cấm sản xuất, phân phối và buôn bán nhựa dùng một lần, bao gồm ống hút và túi đựng, trên khắp đất nước.
CoopFuturo là một trong 22 cơ sở phân loại rác ở Rio, một thành phố hơn 6 triệu dân.
Họ thu rác từ dịch vụ Coleta Seletiva, hay Selective Collection, rồi bán lại các vật liệu đã được lọc ra cho các công ty tái chế chuyên dụng.
Nhưng trong 40% lượng rác thải gia đình có thể tái chế được, Coleta Seletiva và các nhà thu thập đơn lẻ khác chỉ thu được 7%, một quan chức nói, chỉ trích người dân không phân loại rác đúng cách.
Các nhà vận động môi trường đang cố khuyến khích người dân Brazil chịu trách nhiệm về rác thải của họ.
Nhiều người vẫn “chưa nhận ra các vấn đề mà rác thải gây ra trên biển”, Paulo Salomao, một nhà sinh vật học tại thủy cung ở Rio nói.
“Cho đến giờ người dân vẫn chưa có ý thức thay đổi thói quen của họ”, Lobo của WWF nói. “Người ta không dừng lại để nghĩ về điều đó”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI