Chuyện vệ sinh răng miệng "lạ đời" trên thế giới: Nhai mía, xỉa răng bằng lông nhím mà hàm răng trắng sáng như thường
Phần lớn trong chúng ta đều có thói quen thức dậy đánh răng vào buổi sáng bằng những chiếc bàn chải mượt mà với đầu lông trắng muốt. Thế nhưng, ở một số nơi trên thế giới, người ta lại có cách chăm sóc răng miệng khá "ngược đời", thoạt nhìn thì thô sơ nhưng thực ra lại rất hiệu quả. Dưới đây là một vài ví dụ.
Ở nhiều bộ lạc trên thế giới, phần lớn các bữa ăn của họ đều bao gồm các loại thực phẩm sạch được trồng và chăn nuôi ngay tại vườn nhà, thay vì thiên nhiều về đồ thực ăn chế biến sẵn như các nước Phương Tây. Đặc biệt là họ không tiêu thụ quá nhiều đường. Vì vậy, hàm răng của những người thổ dân này thường không bị bào mòn hoặc có nguy cơ gặp phải các chứng bệnh nha khoa thường gặp. Tuy vậy, làm thế nào để họ vẫn giữ được răng miệng vệ sinh mà không cần dùng đến bàn chải, hay kem đánh răng?
Gỗ nhai (Miswak)
Trên thực tế, họ sẽ sử dụng một đoạn gỗ nhai được cắt từ nhánh của cây Arak, trước khi tạo hình lông chải bằng cách xé bỏ lớp vỏ ngoài phía dưới đoạn gỗ. Từ đó, phần đầu cây chải sẽ được nhúng vào nước để làm ướt và sử dụng giống hệt như một chiếc bàn chải hiện đại. Truyền thống hơn nữa, người ta sẽ sử dụng nước hoa hồng làm dung dịch chải răng. Kết quả là hàm răng không những trở nên sạch sẽ hơn mà hơi thở cũng sẽ có một chút vị cay cay của nhựa cây nhai.
Trên thực tế, họ sẽ sử dụng một đoạn gỗ nhai được cắt từ nhánh của cây Arak, trước khi tạo hình lông chải bằng cách xé bỏ lớp vỏ ngoài phía dưới đoạn gỗ
Một khi lớp lông chải bị mòn đi hoặc bị xơ, bạn chỉ cần cắt bỏ phần lông cũ đi, sau đó lại bóc tách lớp vỏ cây ở dưới để tái chế lại 1 chiếc bàn chải mới. Điều quan trọng là sau mỗi lần chải răng, bạn cần phải bảo vệ đầu chải một cách thật cẩn thận và sạch sẽ, nhằm tránh các vi khuẩn có hại có thể bám vào lông chải, gây ra các bệnh về răng miệng. Việc chải rằng bằng gỗ nhai cũng cần người dùng phải thật sự khéo léo, bởi nếu ghì quá chặt tay, bạn rất có thể sẽ gây xước phần nướu, dẫn tới chảy máu chân răng.
Kem đánh răng có chiết xuất tự nhiên
Tùy theo môi trường sống xung quanh mà người dân địa phương có thể chế ra nhiều loại kem đánh răng khác nhau. Ở những vùng nông thôn tại Ấn Độ, Đông Nam Á, Châu Phi hay Nam Mỹ, nhiều người có thói quen trộn lẫn bụi gạch nung, bột màu rangoli, than đá, bùn đen, tro hoặc thậm chí là cả muối để làm thành kem đánh răng tự nhiên. Riêng với bột màu rangoli, thành phần của nó có thể bao gồm nước gạo, bột thạch cao, chất tạo màu dạng khô hoặc cát có màu. Tất cả những hợp chất trên khi trộn vào sẽ có dạng keo có độ dính vừa phải, đủ để phục vụ nhu cầu sử dụng tại nhà.
Ở những vùng nông thôn tại Ấn Độ, Đông Nam Á, Châu Phi hay Nam Mỹ, nhiều người có thói quen trộn lẫn bụi gạch nung, bột màu rangoli, than đá, bùn đen, tro hoặc thậm chí là cả muối để làm thành kem đánh răng tự nhiên
Tuy vậy, thậm chí trước khi có sự ra đời của bàn chải lẫn công thức làm kem đánh răng truyền thống như trên, người xưa đã từng phải nghĩ ra vô số cách thức khác nhau để có được một hàm răng "không còn vết bẩn". Những chiếc bàn chải thô sơ đầu tiên được làm từ những nhánh cây Azadirachta indica hoặc Neem nhỏ bằng cách buộc chúng lại với nhau, hiện vẫn còn được nhiều bộ lạc sử dụng thường xuyên. Phương pháp này hiệu quả trong việc đánh bật các mảng bám thức ăn trong khoang miệng, được tích tụ lại sau một ngày dài. Nếu để quá lâu, việc đến nha sĩ là không thể tránh khỏi.
Làm sạch răng nhờ nước mía
Một phương pháp thú vị khác khiến nhiều người sẽ có cảm giác nghi ngại ngay từ lần đầu tiên dùng thử. Ở một số đảo quốc trên biển, người ta sẽ nhai những khúc mía từ tất cả các vị trí bên trong khoang miệng, bao gồm cả răng cửa, răng nanh lẫn răng hàm, mục đích đơn giản là để ép phần nước mía chảy ra. Việc ăn mía, theo nhiều nha sĩ, thực chất không khác gì việc đang tiêu thụ một lượng đường tương đối lớn. Điều này khiến nhiều người băn khoăn không biết: Ăn mía ngọt tại sao lại có tác dụng làm sạch được răng miệng?
Thực chất, chính thành phần đường trong mía lại có tác dụng trung hòa lượng axit bên trong khoang miệng, vốn là thủ phạm dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe răng lợi
Thực chất, chính thành phần đường trong mía lại có tác dụng trung hòa lượng axit bên trong khoang miệng, vốn là thủ phạm dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe răng lợi. Phần lớn những người lựa chọn phương pháp này chủ yếu là nông dân trồng mía hoặc những người công dân sống gần khu vực có cánh đồng canh tác loại nông sản này. Một lưu ý quan trọng là, để tránh tác dụng phụ của đường mía có thể gây mòn men răng, bạn nên uống thật nhiều nước cũng như súc miệng thật sạch sau mỗi lần nhai.
Lông vũ, lông đuôi, nhành cây và vô số loại "bàn chải tự nhiên" khác
Một số nền văn hóa khác lại ưa chuộng sử dụng lông vũ, lông nhím, nhành cây để làm bàn chải răng. Nổi bật trong đó là những nhà tu theo đạo Hindu cùng với bàn chải làm từ gỗ cây sơ-ri. Một số nhóm dân cư khác ở Ấn Độ còn dùng nhành cây dừa, cây điều, và thậm chí là cả cây xoài để chăm sóc răng miệng hàng ngày.
Một số nền văn hóa khác lại ưa chuộng sử dụng lông vũ, lông nhím, nhành cây để làm bàn chải răng
Dù cho bàn chải có ở dạng nào đi nữa, thì mục đích chính vẫn là để loại bỏ những vi khuẩn gây hại bám trên răng miệng, giúp cho hàm răng thêm chắc chắn và trắng sáng hơn. Việc chải răng thường xuyên giúp cho răng giữ được độ bám với phần nướu bên dưới, giúp cho nướu thêm khỏe mạnh. Bên cạnh đó, độ Ph trong khoang miệng cũng được kiểm soát một cách tuyệt đối nhờ vào những phương pháp có phần thô sơ nhưng vô cùng hiệu quả này.
Nguồn: Arthur Glosman
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín