Chuyện Việt Kiều có gần 200 bằng sáng chế về Trà Vinh nuôi vịt, tạo ra thung lũng silicon thu nhỏ tại tỉnh nghèo bậc nhất Việt Nam
Hình ảnh những con vịt trong cánh đồng lúa lớn, thịt vịt được bao bọc bằng bao bì cao cấp ở Trà Vinh có lẽ để lại ấn tượng nhất trong một sự kiện tại TP HCM gần đây.
Đó là một chi tiết liên quan đến chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan, hiện là CEO của Rynan Technogies, tại một sự kiện do BSSC tổ chức gần đây.
Nói đến ông Thanh Mỹ, một Việt kiều Canada, người ta nghĩ đến thung lũng silicon thu nhỏ, một nhà máy xanh ngút ngàn tại Trà Vinh. Hơn 10 năm trở về Việt Nam, năm 2015, ông đã giao lại cơ ngơi là tập đoàn Mỹ Lan cho vợ, để tập trung vào khởi nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp.
Quan điểm về cái sai trong nông nghiệp
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, nông nghiệp Việt Nam đang sai ở rất nhiều khâu. Từ khâu vật tư đến tiêu thụ, khâu nào cũng đang có vấn đề khiến người dân phải dùng thực phẩm bẩn. Nông dân được hưởng rất ít từ những sản phẩm mà họ tạo ra bởi nhiều khâu trung gian. Đây là những điều mà ông cho rằng đang "sai" trong nông nghiệp.
Những cái sai trong nông nghiệp có trong các khâu.
Cái sai đó chính là cơ hội. Cơ hội ở đây là làm đúng cái đang sai, làm tốt hơn cái đang tốt.
Theo ông Mỹ, trong ngành vật tư, cơ hội cho người làm nông nghiệp là tìm ra giống có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao; phân bón thông minh và vệ sinh, chất bảo vệ vi sinh và thiên địch.
Trong sản xuất, tìm ra các phương pháp nông nghiệp chính xác để tiết kiệm, quản lý và phân phối nước, phân bón chất bảo vệ thực vật và giảm khí nhà kính.
Trong chế biến, tự động hóa quy trình chế biến sau thu hoạch, ứng dụng công nghệ đóng gói khí cải tiến để giảm hư hỏng trong sản xuất và vận chuyển.
Phân phối thì ứng dụng thương mại điện tử và hệ thống bán hàng tự động.
Trong tiêu thụ thì ứng dụng điện toán đám mây và thiết bị di động để chống hàng giả và truy xuất nguồn gốc.
Tiến sĩ nuôi vịt
Trong ngành vật tư, ông có phân bón thông minh, giúp người nông dân chỉ cần bón 1 lần thay vì 3-4 lần như truyền thống, vừa tiết kiệm, vừa tăng năng suất lại giảm lượng khí nhà kính. Ông cũng tận dụng nuôi vịt vì theo ông "vịt là thiên địch" của lúa. Nuôi vịt vừa tận dụng được không gian và tăng thu nhập.
Tại hội thảo, ông Mỹ hài hước nói về câu chuyện nuôi vịt của mình trên cánh đồng lúa lớn: "Mỗi con vịt nặng 3-4 kg, 60.000 đồng/kg, cũng cải thiện đáng kể".
Ông có phao quan trắc, đo độ mặn của nước sông để phục vụ bà con trong canh tác lúa nước.
Trong vận chuyển nông sản, công ty của ông có đồng hồ đo nhiệt trong các xe tải. Sản phẩm này xuất phát từ việc nông sản chở đường xa bị hư hỏng do nhiệt độ thay đổi.
Tiến sĩ Mỹ cùng các cộng sự cũng có sản phẩm bao bì khí cải tiến, giúp rau quả, thịt có thể được lưu trữ lâu hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Những chú vịt trên cánh đồng lớn sẽ cũng là sản phẩm thực phẩm mà Rynan sẽ tiêu thụ tại các cửa hàng bán đồ ăn tự động.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI