CIA công bố bộ sưu tập “đồ chơi gián điệp”

    PV, Đà Lôi 

    Điệp viên 007 có lẽ cũng phải học hỏi rất nhiều từ những người trong Cục tình báo trung ương Mỹ.

    Trong thế giới mà tưởng như bất kỳ một người phụ nữ nào cũng có thể làm gián điệp thì những công cụ do thám càng trở nên tinh vi hơn. Mới đây, Cục tình báo trung ương Mỹ CIA đã chính thức công bố những dụng cụ đặc biệt mà điệp viên của họ đã từng sử dụng trong lịch sử. Thật đáng ngạc nhiên khi rất nhiều thứ trong bộ ảnh mà CIA công bố mang những đặc điểm tương tự như trong phim Điệp viên 007 vậy. Cá gián điệp, chuồn chuồn gián điệp, tàu ngầm mini, camera bí mật, máy điện tín như đồng xu… tất cả đều có mặt trong “bộ sưu tập” có thực của tổ chức phản gián lớn nhất nhì hành tinh này.
     
    Giám đốc Cục tình báo CIA, ngài Leon Panetta cho biết lý do họ đột nhiên công bố những món “đồ chơi tình báo” này: “Mục đích đằng sau bước chuyển biến này là để mọi người có thể hiểu thêm nhiều hơn về hoạt động tình báo. CIA muốn dân chúng Mỹ và thế giới hiểu được vai trò quan trọng của nó trong việc bảo vệ đất nước của chúng ta”.
     
    Hãy nhớ rằng những công cụ mà CIA công bố đã có mặt cách đây hơn 40 năm (từ những năm 70 thế kỷ trước) vì thế không chừng James Bond cũng phải học hỏi thêm kinh nghiệm từ những đồng nghiệp thực tế:
     
    Công nghệ xây dựng phương tiện di chuyển dưới nước không người lái (UUV) mở đầu bằng chú cá độc đáo này.
     
     
    Trong Đệ nhị Thế chiến, người Đức từng sử dụng loại Enigma này - máy tạo ra mật mã gần như không thể giải đáp dùng để chuyển phát tin nhắn. Máy Enigma cần tới 150,000,000,000,000,000,000,000 (22 chữ số 0) phép giải để có thể đọc được thế nhưng quân Đồng Minh vẫn tìm ra cách giải được nó. Sau này CIA đã ứng dụng máy Enigma vào công tác gián điệp.
     
     
    Một loại máy mã hóa khác mang tên M-209 do Boris Hagelin sáng chế, được quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong Đệ nhị Thế chiến.
     
     
    Chuồn chuồn do thám được chế tạo bởi Văn phòng nghiên cứu và phát triển CIA những năm 70 thế kỷ trước.
     
     
    Phương tiện di chuyển dưới nước và trên cạn đủ chỗ cho 2 người này được đưa vào sản xuất những năm 1950. Không có vũ khí, độ bền có giới hạn và phải cần “tàu mẹ” để chuyên chở, chiếc xe này không thành công cho lắm.
     
     
    Công cụ trang điểm của phụ nữ? Không, đó là một chiếc máy đặc biệt có thể chuyển phát mật mã. Chỉ cần xoay gương đúng góc, mật mã sẽ hiện ra (như trong hình).
     
     
    Bộ đồ nghề này dùng để gắn các thiết bị nghe lén bí mật lên tường/bàn và các vật dụng khác một cách dễ dàng.
     
     
    Hộp thuốc lá sản xuất tại Thụy Sĩ này thực ra lại có chứa một camera bí mật cỡ 35mm.
     
     
    Kính nhìn ảnh 3D đã từng được sử dụng từ những năm 40 thế kỷ trước. Công cụ này cho phép những chuyên gia phân tích ảnh có thể nhận định được tình hình kẻ địch thông qua phim dạng 3 chiều.
     
     
    Đồng bạc này nhìn bình thường là vậy nhưng lại có chứa thiết bị chuyển phát mật mã và rất khó bị phát hiện.
     
     
    Máy phát hiện chuyển động và xâm nhập này được sử dụng trong thời Chiến tranh lạnh. Nó có thể phát hiện ra cử động của người/vật cách xa tới hơn 300 mét.
     
     
    Chim bồ câu cũng là một loại gián điệp đắc lực cho CIA. Chiếc camera này nhỏ và nhẹ đủ để một chú chim bồ câu mang theo dễ dàng.
     
     
     

    (FoxNews)

    NỔI BẬT TRANG CHỦ