Điểm số ở các lớp học không quyết định được vị trí của bạn trong suốt quãng đời còn lại. Bất kể dù bạn có là ai từ thời đại học, bước ra cuộc sống chúng ta sẽ đều có cơ hội như nhau.
Nhà báo người Anh - ông John Haltiwanger từng nhiều lần trình bày quan điểm của mình về chủ đề: "Điểm số trong lớp học liệu có ảnh hưởng đến thành công tương lai của một cá nhân hay không".
Ông đánh giá, đây thực sự là một chủ đề rất thú vị dành cho các bậc phụ huynh, cũng như các bạn trẻ đang tự tin, hay tự ti về điểm số của mình thời còn đi học.
Nhà báo này đưa ra dẫn chứng, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush thời gian còn đương quyền đã từng đưa ra một quan điểm khá sâu sắc về mối quan hệ giữa điểm số và thành công của một cá nhân trong tương lai.
Đứng trước toàn thể sinh viên của Đại học Southern Methodist trong ngày lễ tốt nghiệp, vị cựu Tổng Thống khẳng định:
"Tôi muốn nói rằng, các bạn đã làm rất tốt, đặc biệt là những sinh viên đạt giải thưởng, tốt nghiệp với thành tích cao trong buổi chiều hôm nay. Nhưng tôi cũng muốn nói với các học sinh tốt nghiệp hạng C rằng: bạn cũng có thể là Tổng thống".
Thực chất, ông muốn nhấn mạnh rằng, điểm số ở các lớp học không quyết định được vị trí của bạn trong suốt quãng đời còn lại. Bất kể dù bạn có là ai từ thời đại học, bước ra cuộc sống chúng ta sẽ đều có cơ hội như nhau.
Trên thực tế, một số các Tổng thống Mỹ khác cũng không đạt được điểm cao tại các lớp đại học, cao đẳng. Bao gồm cả John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson và cả chính ông George H.W. Bush. Cựu phó Tổng thống Joe Biden cũng phải vất vả với các môn học để có được tấm bằng đại học và được công nhận là sinh viên luật.
Bên cạnh giới chính trị gia, người ta cũng ghi nhận rất nhiều doanh nhân thành đạt, nhưng không có quãng đời học tập "sáng sủa".
Điển hình như Steve Jobs, ông chưa hề hoàn thành bất kì một trường cao đẳng hay đại học nào. Mark Zuckerberg, Bill Gates cũng có hoàn cảnh tương tự.
Nữ tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới, Elizabeth Holmes cũng từng bỏ học ở Stanford để theo đuổi ước mơ. Richard Branson, nhà sáng lập Virgin Group danh tiếng cũng không theo nổi trường trung học khi còn 15 tuổi.
Đơn giản là vì việc học tập ở trường chỉ là hình thức và công cụ để bạn có được thành công. Còn con đường dẫn đến thành công thì chẳng ai định hình được.
Trí tuệ, tài năng một người không thể đánh giá qua thành tích học tập. Việc ai đó thành công, có kết quả tốt ở trường chủ yếu phụ thuộc vào khả năng thích ứng cũng như hoạt động phù hợp trong một hệ thống. Chúng ta không thể hoàn toàn dựa vào điều đó trong thế giới thực.
Tính cách, năng lực, kinh nghiệm là những tố chất để định hướng cuộc sống.
Thành công đòi hỏi phải có niềm đam mê, kiên trì, cảm xúc trí tuệ và khả năng chấp nhận thất bại. Đây chính là lý do tại sao chúng ta thấy rất nhiều sinh viên "hạng C" lại đang thành công ngoài sức tưởng tượng.
Đương nhiên không phải là ai đạt điểm cao, thành tích tốt khi còn đi học thì không thành công hay ngược lại, những sinh viên "hạng C" thì luôn thành công. Hoàn toàn không phải.
Vì vậy, nếu bạn vừa tốt nghiệp từ trường trung học hoặc cao đẳng với điểm số không tốt, đừng quá thất vọng.
Cuộc đời luôn có những thăng trầm, và mọi kiến thức bạn tích lũy trong đầu khi còn ở trường học đều giúp bạn ít nhiều trong cuộc sống sau này. Đừng bao giờ ngừng học hỏi, đừng bao giờ từ bỏ và đừng quên tận hưởng cuộc sống này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android