Cơ chế gương lật mới của Canon hoạt động thế nào?

    Tuấn Lê,  

    Vì sao cơ chế gương lật mới này có thể giảm thiểu được khả năng rung khi vận hành?

    Nếu đang sở hữu một chiếc máy ảnh DSLR, chắc hẳn nhiều người cũng nhận ra khi tháo ống kính khỏi thân máy sẽ thấy được một gương lật nằm chắn trước cảm biến. Bình thường, gương lật này sẽ đóng vai trò chuyển hình ảnh trực tiếp lên lăng kính, qua ống ngắm và đưa đến mắt người dùng. Nhưng khi người dùng nhấn nút chụp trên máy, theo cơ chế, gương sẽ lật lên và cho ánh sáng đi vào cảm biến và quá trình phơi sáng để thành một tấm ảnh bắt đầu từ đây.

    Quay trở lại với vấn đề gương lật, dù cơ chế chỉ đơn giản ở mức lật lên và xuống nhưng nó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến độ rung trong máy khiến ảnh có thể mờ nhòe nếu chụp ở tốc chậm. Với hai dòng sản phẩm mới - Canon 5DS và 5DS R, Canon đã giới thiệu đến người dùng một cơ chế gương lật hoàn toàn mới nhằm giảm thiểu độ rung khi vận hành. Bạn đọc có thể hiểu thêm cơ chế làm việc trên dòng sản phẩm mới này của Canon thông qua đoạn video mô phỏng dưới đây:

    Cơ chế gương lật mới của Canon.

    Theo DPReview, hệ thống gương lật mới này cũng tương tự bên trong chiếc Canon 7D II: cơ chế bên trong hoạt động dựa vào mô-tơ thay vì lò xo như trước đây, có nghĩa gương sẽ không bị giật đàn hồi lại mỗi khi lật. Chính điều này sẽ giảm thiểu khả năng rung khi vận hành và nhờ đó giúp hình ảnh không bị nhòe khi chụp ở tốc độ màn trập chậm.

    Nếu muốn tìm hiểu thêm về cách hoạt động cơ bản của gương lật và màn trập, bạn đọc có thể tham khảo thêm video này:

    Cơ chế hoạt động của gương lật và màn trập.

    Tham khảo: Petapixel.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ