Một cô gái 12 tuổi tại Virginia, Mỹ vừa mới bị cảnh sát bắt giữ vì một lý do mà ít ai có thể ngờ tới, sử dụng biểu tượng cảm xúc trên mạng xã hội.
Biểu tượng cảm xúc là một tính năng vô cùng thú vị để chúng ta dễ dàng bày tỏ cảm xúc của mình với người khác trên mạng internet. Mới đây Facebook cũng đã ra mắt bộ 5 biểu tượng Reactions của mình và được cộng đồng mạng đón nhận một cách thích thú.
Tuy nhiên không ai có thể nghĩ rằng việc sử dụng các biểu tượng cảm xúc trên mạng xã hội có thể khiến cho bạn bị cảnh sát bắt giữ. Một cô gái 12 tuổi tại Mỹ vừa mới bị cảnh sát bắt và buộc tội đe dọa trường học của cô bằng các biểu tượng cảm xúc.
Hãy cẩn thận với các biểu tượng cảm xúc.
Câu chuyện tưởng như đùa này hoàn toàn có thật, khi cô gái trẻ này đã sử dụng các biểu tượng súng, dao và bom để bình luận trên Instagram. Cô gái đã rất bức xúc khi bị bắt nạt ở trường. Cảnh sát thì tin rằng những biểu tượng đó có thể trở thành mối đe dọa thực sự và họ đã bắt cô gái 12 tuổi này.
Các bài viết mà cô gái này đăng tải trên Instagram đều thể hiện sự giận dữ và hầu hết có chủ đề liên quan đến việc giết chóc. Sau rất nhiều vụ nổ súng tại trường học đã xảy ra trước đây, bất kỳ dấu hiệu mối đe dọa nào được phát hiện cũng trở nên vô cùng nghiêm trọng và trường hợp này cũng giống như vậy.
Ngay cả khi cô gái đăng tải các bài viết dưới một cái tên khác thì cảnh sát cũng đã tìm ra được địa chỉ IP, sau đó tiến hành bắt giữ. Sau đó, Cơ quan quản lý trường học tại Quận Fairfax tuyên bố rằng các lời lẽ đe dọa này là không có khả năng xảy ra và chúng không nguy hiểm. Nhưng cảnh sát vẫn buộc tội cô gái 12 tuổi với hành vi đe dọa trường học và quấy rối trên internet.
Cảnh sát hoàn toàn có thể dựa vào những bài viết trên mạng xã hội để bắt giữ.
Mẹ của cô gái đã trả lời phỏng vấn trên tờ Washington Post, cho biết con gái của cô đăng tải các lời lẽ giận dữ như vậy là do phản ứng lại việc bị bắt nạt ở trường học. Mẹ của cô cũng khẳng định rằng trước đây cô chưa bao giờ gặp các rắc rối hay dính líu tới các vụ việc bạo lực tại trường học. Con gái của cô không nguy hiểm như những gì cảnh sát nói.
Cảnh sát Mỹ đang ngày càng khó khăn hơn trong việc ngăn chặn những vụ bạo lực, nổ súng tại trường học xảy ra. Để phân biệt giữa những bài viết chỉ mang tính xả bực tức và những biểu hiện của một kẻ sắp có hành vi giết người trên mạng internet là điều vô cùng khó khăn.
Ngày 18 tháng 1 năm 2015, một thanh niên 17 tuổi đến từ Brooklyn có tên Osiris Aristy đã bị cảnh sát New York bắt giữ sau khi sử dụng các biểu tượng xúc phạm cảnh sát. Aristy còn đăng cả một bức ảnh chụp khi đang cầm một khẩu súng và chất gây nghiện. Sau đó, cảnh sát đã bắt giữ thanh niên này với tội danh đe dọa khủng bố.
Trước đó cũng đã có rất nhiều vụ việc bị cảnh sát bắt giữ do đăng tải những bài viết mang tính căm thù, đe dọa giết người trên mạng xã hội. Có thể thấy rằng Chính phủ của các quốc gia trên thế giới đang ngày càng quan tâm đến mạng xã hội và internet hơn, siết chặt kiểm soát và có thể sử dụng các nội dung được đăng tải để làm bằng chứng.
Tham khảo: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI