Cô gái trở thành triệu phú từ ứng dụng tự phát triển mà không cần code đã làm như thế nào?
Trong tương lai, những "kỹ sư" thiết kế ra các website, ứng dụng có thể không chỉ còn giới hạn trong nhóm các lập trình viên nữa mà sẽ là tất cả những giáo viên, bác sỹ, nhân viên sales,.., ngoài kia.
Ngồi trong căn hộ sang trọng mới chuyển đến tại Seattle, nữ triệu phú Tara Reed nhìn chằm chằm vào những bức tường trắng và hồi tưởng: “Mọi thứ đến với tôi một cách rất tình cờ. Tôi bắt đầu có hứng thú với mỹ thuật kể từ khi cảm thấy quá nản với việc phải tự tay tìm được những tác phẩm yêu thích treo trên tường.”
Cô tiếp tục kể: “Đối với đồ ăn, thời trang, âm nhạc, phim ảnh,… mỗi khi cần, tôi chỉ việc bật ứng dụng tương ứng lên là có thể tìm được những lời gợi ý hữu ích. Thế nhưng với mỹ thuật, tôi thực sự phải bơi trong một biển các bức họa để chọn cho mình một tấm ưng ý.” Chính vì vậy mà cô gái sống tại Detroit, Michigan này quyết định thử tự tạo ra một ứng dụng gợi ý các bức họa phù hợp với từng người mang tên Kollecto .
Tara Reed
“Đầu tiên tôi chỉ nghĩ đó sẽ là một dịch vụ, kiểu dạng chat video gặp một người tư vấn cá nhân, thế nhưng hóa ra khách hàng không thích nói chuyện nhiều về nghệ thuật như tôi tưởng. Cho dù bạn có biết rõ những gì bạn thích và không thích thì điều đó cũng không có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với một chuyên gia”, cô chia sẻ.
Thời làm marketing tại Microsoft và Foursquare, Reed không hề phải đụng đến một dòng code nào. Cô đã vào Google tìm từ khóa "without code" (không cần code) và tìm được những công cụ có sẵn giúp tạo lập website và ứng dụng dạng kéo thả không dùng đến code rồi khéo léo tận dụng chúng có để nhanh chóng thiết kế nên một trải nghiệm mua sắm tranh ảnh thú vị cho người dùng. Mô tả ngắn gọn thì Kollector là một nền tảng tập hợp các chuyên gia tư vấn giúp người dùng chọn lựa các bức họa họ sẽ yêu thích qua những câu hỏi trắc nghiệm ngắn về gu thẩm mỹ.
Hoạt động tư vấn của Kollecto đã đẩy tài sản của Reed lên trên 1 triệu USD. Thành công này đã khiến cô được chọn làm khách mời diễn thuyết tại chương trình TED Talk để chia sẻ kinh nghiệm cho những doanh nhân trẻ không phải coder.
Cô phát biểu: “Nhiều người mắc kẹt trong thiết kế sản phẩm bởi họ cứ cố xây dựng những thứ thật hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên. Họ không dám cho người khác xem chúng khi chưa được “chuẩn chỉnh”. Thế nhưng thực tế nếu bạn nghi ngại không dám đưa người khác xem sản phẩm ban đầu thì khả năng cao là bạn sẽ tung nó ra thị trường quá trễ. Trên thực tế, thay vì chú trọng vào code, tôi tập trung vào việc nhanh chóng tung ra nguyên mẫu và xem phản ứng của người dùng. Điều này khiến tôi tiến nhanh hơn những người chỉ luôn chăm chăm lo code”.
Reed cho biết mỗi khi mọi người hỏi xin lời khuyên, điều đầu tiên cô đưa ra sẽ là “Hãy cứ làm thử đi. Kiểu gì bạn cũng sẽ làm sai gì đó, nhưng nếu không làm thử, tung ra thử thì biết khi nào mới chắc chắn được những nhận định của bạn là đúng hay sai?” Một người bạn là kỹ sư phần mềm của Reed cũng từng phải thốt lên: “Đổ công xây dựng những tính năng hoàn hảo làm gì khi mà người dùng cuối cùng chẳng thèm đụng đến chúng?”. Đây chính là lý do Reed khuyên mọi người hãy tập trung vào phản hồi và trải nghiệm người dùng thay vì những lỗi họ gặp phải khi chỉ lao đầu vào code.
Reed sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ có sẵn trong đó có Zappier, nền tảng cho phép bạn kết nối nhiều ứng dụng, phần mềm lại với nhau để tự động hóa quy trình làm việc. Chẳng hạn bạn có thể kết nối ứng dụng vào Zappier, đặt các lệnh Nếu…thì gửi email như sau:… Các ứng dụng khác hiệu suất và quản lý dự án khác như MailChimp, Slack, Google Drive,… cũng có thể được kết nối và “ra lệnh” làm việc tự động theo cách tương tự.
Reed còn giới thiệu Bubble, một nền tảng xây dựng ứng dụng miễn phí dạng đồ họa kéo thả cho phép người dùng nhanh chóng cho ra lò một ứng dụng web yêu thích với đầy đủ chức năng không thua gì các ứng dụng được code chuyên nghiệp.
Một ví dụ điển hình của việc sử dụng Bubble thiết kế ra những ứng dụng chuyên nghiệp là trang nhái Twitter, notrealtwitter.com. Sau khi đăng nhập vào Not Real Twitter, bạn chắc chắn sẽ phải ngạc nhiên bởi mặc dù là một ứng dụng nhái được thiết kế bởi một người không hề biết code nhưng nó vẫn có những tính năng đầy đủ như Twitter thật, trên một giao diện không khác là bao so với mạng xã hội đình đám này. Tác giả của Not Real Twitter đã có một lời nhắn hết sức hài hước trên trang là "Twitter, làm ơn đừng kiện tôi." và giải thích đây chỉ là sản phẩm tạo ra để chứng minh rằng bất cứ ai cũng có thể sáng tạo và thực hiện những ý tưởng trong đầu họ, cho dù họ không biết code. Trong tương lai, những "kỹ sư" thiết kế ra các website, ứng dụng có thể không chỉ còn giới hạn trong nhóm các lập trình viên nữa mà sẽ là tất cả những giáo viên, bác sỹ, nhân viên sales,.., ngoài kia.
Giao diện home của Not Real Twitter
Reed cho biết cô chia sẻ điều này để chứng minh cho mọi người thấy chỉ cần bạn có thể bắt tay vào làm thử mọi thứ để cho ra một website/ứng dụng phục vụ cho công việc kinh doanh bất cứ lúc nào chứ không nhất thiết phải phụ thuộc vào người khác hay cảm thấy chật vật, tự ti vì thấy mình không biết code hay biết làm gì đó. Những người thành công luôn tìm được cách thực hiện mọi thứ trước cả khi họ cảm thấy thực sự sẵn sàng, và lời khuyên chân thành ở đây là nếu muốn thành công, hãy bắt đầu ngay từ giờ, bằng bất cứ công cụ nào có thể, chứ đừng chờ đợi cho đến khi tích được đủ mọi nguồn lực - bạn sẽ không bao giờ có đủ mọi thứ đâu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?