Có hay không lời nguyền trong lăng mộ của Vua Tutankhamen?

    Trần Nam Sơn,  

    Lời nguyền về cái chết sẽ giáng lên những kẻ dám cả gan xâm phạm đến sự yên nghỉ của những vị vua.

    Ngày 17 tháng 2 năm 1923, 20 du khách tụ họp trong căn tiền sảnh nằm sâu dưới Thung lũng của những vị Vua (Valley of the Kings) – nơi được mệnh danh là Thành phố của những người chết. Những nhà khảo cổ học và những người có chức sắc ở Ai Cập đều ở đó để chứng kiến cảnh mở phong ấn cho lăng mộ của vị vua Tutankhamen, với hi vọng không chỉ tìm thấy những kho báu và những tác phẩm nghệ thuật, mà hơn thế, họ muốn được tận mắt nhìn thấy xác ướp của vị vua trẻ tuổi này.

    Khi Howard Carter, trưởng đoàn khảo cổ học dọn sạch đất đá chèn giữa hai căn phòng, tất cả những người còn lại đều lặng im quan sát. Sau 10 phút, công việc hoàn thành, và ông đã tạo ra một lối đi chỉ đủ lớn cho một người lọt qua. Chưa bao giờ một kho báu vĩ đại lại ở gần họ đến thế. Khi mà phần lớn lăng mộ của các vị vua và hoàng hậu đều đã bị đào bới trộm từ lâu, thì ngôi mộ của vua Tutankhamen vẫn được bảo vệ an toàn qua nhiều thế kỷ. Những tay trộm cắp đã ít nhất hai lần ghé thăm ngôi mộ này, nhưng chúng vẫn chưa thể nào vượt qua được ngôi đền thứ hai trong lăng mộ.

    Có hay không lời nguyền trong lăng mộ của Vua Tutankhamen?
     

    Với việc mở phong ấn cho ngôi mộ này, Carter đã tìm ra kho báu lớn nhất trong lịch sử Ai Cập. Những kiệt tác nghệ thuật, những quan tài bằng vàng ròng cùng hằng hà sa số những thứ châu báu khác, tất cả che mờ đi gương mặt đã yên nghỉ từ lâu của Vua Tutankhamen. Nhưng cuộc thám hiểm này lại nổi tiếng bởi một nguyên nhân khác.

    Tháng 4 năm 1923, tức là chỉ 2 tháng sau, George Herbert, nhà tài trợ chính cho cuộc thám hiểm trên đã tử vong bởi biến chứng sau khi bị muỗi đốt. Rồi đến lượt con chó của ông. Rồi đến lượt nhiều người tham gia vào công cuộc đào bới – họ lần lượt chết bởi nhiều nguyên nhân rất đáng ngờ.

    Có hay không lời nguyền trong lăng mộ của Vua Tutankhamen?
     

    Tin đồn về “lời nguyền của xác ướp”, một lời nguyền giáng lên những kẻ dám cả gan xâm phạm đến sự yên nghỉ của những vị vua, bắt đầu lan rộng. Một lời cảnh báo được được khắc lên lăng mộ của Vua Tutankhamen: “Cái chết sẽ ghé thăm những kẻ dám quấy rầy sự yên nghỉ của các Pharaoh”.

    Sự thật nào nằm sau lời nguyền này? Liệu bạn có thể chết chỉ vì 1 lăng mộ? Hãy cùng chúng tôi khám phá bí mật này qua bài viết dưới đây.

    Có thật lăng mộ vua Tutankhamen bị nguyền rủa?

    Công chúng Âu Mỹ, trong cơn sốt về Ai Cập cổ đại, đã tin rằng lời nguyền có thật. Báo chí ầm ĩ về cái chết của những người có liên quan tới đoàn thám hiểm. Richard Bethell, trợ lý của Howard Carter; bố của Bethell, Lord Westbury; A.C. Mace, cộng sự của Carter và Elizabeth Carnarvon đều là nạn nhân của cái gọi là “Sự trả thù của xác ướp”. Theo danh sách nạn nhân thì những người Ai Cập có liên quan không bị dính lời nguyền.

    Carter, người tìm ra lăng mộ Tutankhamen và nổi tiếng vì thoát khỏi lời nguyền xác ướp (cho tới khi qua đời vào năm 1939), đã bị giới truyền thông ghét bỏ. Ông khó chịu vì sự mê tín dị đoan của quần chúng, và cố thuyết phục mọi người rằng không có lời nguyền nào trong các nghi lễ tang lễ của người Ai Cập. Các văn tự trong lăng mộ đôi khi có các bùa chú bảo vệ, nhằm xua đuổi kẻ thù ở thế giới bên này lẫn bên kia, nhưng mục đích chính của chúng thường chỉ là giúp người chết an nghỉ.

    Có hay không lời nguyền trong lăng mộ của Vua Tutankhamen?
     

    Năm 1933, nhà Ai Cập học người Đức Georg Steindorff đã viết một cuốn sách nhỏ nhằm bóc trần lời nguyền Pharaon (đồng thời kiếm chác chút lợi nhuận). Ông nghiên cứu cái chết của những “nạn nhân” và chỉ ra rằng rất nhiều người chưa bao giờ tới gần khu khai quật mà chỉ có đôi chút liên quan tới những nhà khảo cổ và tài trợ.

    Nhưng giống như mọi lời nguyền nổi tiếng, lăng mộ Tutankhamen vẫn lẩn quẩn quanh tâm trí mọi người. 80 năm sau cuộc khai quật, tạp chí y học Anh quốc đã cho đăng một nghiên cứu khoa học về lời nguyền xác ướp. Mark R. Nelson từ đại học Monash, Úc đã nghiên cứu tỉ lệ sống sót của 44 người da trắng được Carter xác nhận có mặt tại Ai Cập khi khai quật hầm mộ.

    Có hay không lời nguyền trong lăng mộ của Vua Tutankhamen?
     

    Nelson giả định lời nguyền là một “thực thể vật chất”, nên nó chỉ tác động tới những thứ có mặt trực tiếp khi một chiếc quan tài hoặc cánh cửa được mở ra (do vậy con chó của Carter được loại khỏi danh sách nạn nhân). Nelson chỉ ra một số mốc sự kiện:17 tháng 2 năm 1923: mở cánh cửa thứ 3, 3/2/1926: mở quách, 10/10/1926: bật nắp quan tài, 11/11/1926: thăm khám xác ướp. Với những ngưởi có mặt ở nhiều hơn một sự kiện được Nelson xếp ở mức khả năng bị nguyền cao hơn.

    Trong số 44 người da trắng được xác định, 25 người có mặt trong các sự kiện khám phá hoặc nghiên cứu. 25 người này sống trung bình 20.8 năm sau cuộc khai quật, trong khi những người không có mặt trực tiếp sống 28.9 năm. Như vậy độ tuổi trung bình của những người “phơi nhiễm” với lời nguyền là 70, và những người khác là 75. Nelson đưa ra kết luận rằng, không có bất cứ lời nguyền nào cả.

    Nhưng nếu một hiện tượng có thể giải thích được bằng khoa học có thể bị hiểu nhầm thành lời nguyền thì sao? Liệu một hầm mộ có thể khiến một người đang ốm trở nên ốm nặng hơn và chết?

    Sự thực về lời nguyền

    Nhiều lời giải thích mang tính chất siêu nhiên đã bị bác bỏ bởi việc phân tích kỹ lưỡng dung dịch bảo quản, nghiên cứu những nghi lễ của người Ai Cập cổ đại, và thậm chí bởi nhiều thống kê hiện đại, nhưng huyền thoại về lời nguyền này vẫn chưa biến mất. Nhiều người vẫn tin rằng, cái chết của Carter có liên quan đến lăng mộ của Vua Tutankhamen. Nguyên nhân chính thức được công bố là do erysipelas, một loại vi khuẩn truyền qua vết muỗi đốt, từ đó có thể dẫn đến ngộ độc, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn huyết. Nhưng liệu hung thủ có phải là một tác nhân nào khác trong lăng mộ?

    Mặc dù trước đó, chính Carter đã khẳng định rằng, ngôi mộ hoàn toàn không tồn tại những tác nhân đủ mạnh để có thể gây bệnh, nhưng nhiều nghiên cứu hiện đại đã phủ nhận điều này. Sarcophagi có thể có trong chất bảo quản formaldehyde, hydrogen sulfide và khí ammonia, từ đó thâm nhập vào đường hô hấp, Những loại rau quả và thịt có trong ngôi mộ, chưa kể đến xác ướp, có thể hấp thụ nhiều loại nấm nguy hiểm như Aspergillus niger và Aspergillus flavus.

    Có hay không lời nguyền trong lăng mộ của Vua Tutankhamen?
     

    Bất chấp sự có mặt của những vi sinh vật kể trên, nhiều chuyên gia vẫn phủ nhận sự liên quan giữa cái chết của Carter với ngôi mộ. Ông tham gia vào công cuộc đào bới trong mùa hè, thời điểm quá nóng để thực hiện việc đào bới, điều này có thể dẫn đến việc phơi nhiễm với rất nhiều tác nhân như vi khuẩn, nấm. Cùng với đó là điều kiện sinh hoạt và lao động quá khắc nghiệt đối với tầm tuổi của Carter – chính những nguyên nhân này có thể là thứ đã cướp đi sinh mạng của ông.

    Tham khảo: Howstuffworks

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ