“Cơ hội không dành cho 1 sản phẩm tồi

    PV,  

    Vì người dùng smartphone rất “smart”.

    Trước thông tin về việc sáp nhập văn phòng Viber Việt Nam về trụ sở Philippines đang gây xôn xao báo chí trong thời gian qua, PV báo Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp với giám đốc Viber Việt Nam, bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh về sự thay đổi này.

    Chào bà, như báo chí thời gian qua đưa tin, văn phòng Viber tại Việt Nam sẽ được chuyển về Philipines, liệu việc này có ảnh hưởng gì đối với gần 1/3 dân số Việt Nam đang sử dụng ứng dụng Viber?

    Dù đặt Văn phòng ở nơi đâu, thì người sử dụng Viber đều có được hỗ trợ tốt đa từ ứng dụng này, nên chắc chắn sẽ không có sự thay đổi gì cả.

    C:\Users\thiennguyen\AppData\Roaming\Skype\My Skype Received Files\QA thanhnienonline.jpg
    Nguyễn Đặng Quỳnh Anh, giám đốc Viber Việt Nam

    Có hai luồng ý kiến lý giải cho sự thay đổi quản lý của Viber toàn cầu tại Việt Nam: thứ nhất do những quy định mới sắp ban hành của chính phủ Việt Nam về việc siết chặt quản lý các ứng dụng OTT* ngoại. Thứ hai Viber Việt Nam đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có mô hình kinh doanh khả quan, cụ thể là nguồn thu chủ yếu chỉ đến từ bán sticker, Viber Out khá khiêm tốn ở thị trường trong nước mà không sử dụng nguồn thu từ việc bán quảng cáo như những ứng dụng khác.

    Theo bà những ý kiến này có hoàn toàn chính xác?

    Với sự tăng trưởng khá nhanh từ 8 triệu khi vào thị trường và hơn 23 triệu người dùng tính đến nay, chiếm 60% thị phần, Viber đã tạo nên được một cộng đồng Tím cùng những trải nghiệm ý nghĩa, thiết thực dành cho giới trẻ thông qua các hoạt động truyền thông, phần nào khẳng định sự thành công của Viber Việt Nam. Bên cạnh đó, việc kinh doanh các giá trị cộng thêm của Viber Việt Nam cũng khá tốt.

    Tôi cũng khẳng định nhiều lần về việc Viber Việt Nam luôn chào đón sự hợp tác từ phía các nhà mạng. Việc sáp nhập về văn phòng ở Đông Nam Á là chiến lược toàn cầu.

    Bà từng nói “Viber đã đặt nền móng vững chắc tại thị trường Việt Nam”, nhưng nhiều người lại cho rằng “đặt nền móng” là chưa đủ, với số lượng người sử dụng Viber trong nước lớn như vậy Viber nên tiếp tục phát triển tại thị trường Việt Nam. Vậy tại sao lại có sự thay đổi “đột ngột” này?

    Có những bước đi mang tính chiến lược mà tôi không thể nào vỗ vai chia sẻ hay giải thích cho từng người được. Điều quan trọng nhất là làm sao mang lại một sản phẩm tốt nhất và tiện ích nhất cho người dùng.

    Và với những quyết định mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến thương hiệu như thế này, từ “đột ngột” tôi e không đúng lắm.

    C:\Users\thiennguyen\AppData\Roaming\Skype\nguyenthienquy99\media_messaging\media_cache\^4A1FB6BE52E851ADF3034C4D374A24A05C6A7FC33EFB84F51C^pimgpsh_fullsize_distr.jpg
    “Cơ hội chiếm lĩnh thị trường không dành cho một sản phẩm tồi”

    Một số báo nhận định, với sự vắng mặt của văn phòng Viber Việt Nam, ứng dụng đối thủ Zalo sẽ là người được lợi nhiều nhất, bà thấy thế nào?

    Người dùng “smartphone” (điện thoại thông minh) bây giờ họ rất “smart” (thông minh), họ biết rõ điểm mạnh, yếu của từng ứng dụng. Hơn nữa, Viber không có văn phòng hiện diện ở Việt Nam không có nghĩa là ứng dụng này không còn hiện diện tại Việt Nam. Viber vẫn sẽ tiếp tục cập nhật nhiều tính năng mới trong tương lai đến người dùng, và có sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác, công ty truyền thông đặt tại đây. Hơn nữa, nếu một sản phẩm tốt thì tất yếu sẽ có nhiều người sử dụng. Cơ hội chiếm lĩnh thị trường không dành cho một sản phẩm tồi.

    Bà có nhận xét gì về thị trường OTT hiện nay?

    Lúc nào cũng như thế, đầy tính cạnh tranh thú vị.

    Cảm ơn bà về những chia sẻ thú vị trên, chúc bà đạt thêm nhiều thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc cuộc sống!

    (*) OTT là tên gọi tắt của các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ