Các nhà nghiên cứu hàng đầu lo ngại, với tốc độ phát triển vệ tinh chóng mặt như hiện nay, chẳng mấy chốc Trái Đất sẽ bị bao phủ bởi lớp rác khổng lồ.
Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên mặt đất, dưới biển và cả không khí. Nhưng có một mối đe dọa còn kinh khủng hơn, đó là rác từ mảnh vỡ vệ tinh.
Rác không gian bay quanh Trái Đất với tốc độ lên đến 2.8003 km/h trở thành vấn đề đáng lo ngại. Tiến sĩ Hugh Lewis, người có nhiều năm nghiên cứu về rác không gian tại Đại học Southamton tin rằng, tốc độ gia tăng vệ tinh nhân tạo sẽ gây khó khăn rất nhiều cho các hoạt động ngoài không gian của con người.
Phát biểu tại cuộc họp của Hội Thiên văn học Hoàng gia London, tiến sĩ Lewis cho biết, để dọn dẹp mớ rác gian xung quanh Trái Đất sẽ phải mất rất nhiều năm, huy động lượng số lượng lớn kỹ sư, nhà khoa học, luật sư và các nhà kinh tế tham gia vào.
Cảnh báo này được đưa ra chỉ ít ngày sau khi xuất hiện một vật thể kim loại lớn đâm sầm xuống một khu khai thác mỏ ở Myanmar. Người ta cho rằng, đó có thể là mảnh vỡ từ vụ phóng vệ tinh của Trung Quốc hoặc bộ phận của tên lửa.
Những mảnh vụn dù rất nhỏ ngoài không gian đều trở nên vô cùng nguy hiểm. Nhà du hành vũ trụ Tim Peake thấu hiểu điều này hơn ai hết khi ông chứng kiến nhiều vết nứt trên cửa sổ Trạm vũ trụ Quốc tế do các vật thể nhỏ gây ra.
Tiến sĩ Lewis cho biết thêm: “Giải quyết tình trạng ngày càng gia tăng rác không gian là một trong những thách thức môi trường lớn nhất của nhân loại, nhưng vấn đề này lại được rất ít người quan tâm”.
“Mỗi ngày, chúng ta sử dụng các dịc vụ cung cấp từ vệ tinh mà không biết chúng cũng dễ bị tổn thương. Thiết bị có thể bị hư hỏng, bị phá hủy bởi các mảnh vỡ không gian. Xa hơn nữa, thế hệ mai sau sẽ gặp trở ngại lớn nếu muốn sống và làm việc trong không gian”.
NASA định nghĩa, các mảnh vỡ không gian “là bất kỳ món đồ nhân tạo nào quay quanh quỹ đạo của Trái Đất mà không phục vụ bất kỳ một chức năng hữu ích nào”. Ước tính, có khoảng 100 triệu vật thể như vậy, với khoảng 27.000 số đố có kích thước chiều rộng trên 10cm.
Envisat, một vệ tinh quan sát Trái Đất kích thước bằng chiếc xe buýt 2 tầng hiện là rác vũ trụ lớn nhất quay quanh hành tinh chúng ta. Mối nguy hiểm còn đến từ khoảng 2.000 mảnh vỡ sinh ra từ vụ va chạm của một vệ tinh của Nga và vệ tinh thương mại Mỹ năm 2009.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời