Đường hầm Laerdal ở Na Uy là kiệt tác về kiến trúc khiến ai cũng thốt lên vì thán phục.
- Sử dụng vốn giỏi như Shark Minh Beta: Chỉ có 5 tỷ vẫn mở được rạp phim 10 tỷ, 5 năm sau phát triển thành hệ thống Beta Cinemas trị giá 1.000 tỷ đồng
- Sếp Toyota: "Thà mua tín chỉ carbon còn hơn đầu tư lãng phí vào xe điện"
- Lời tiên tri gần 10 năm trước của Elon Musk với Apple trở thành sự thật: Sản xuất ô tô không dễ như điện thoại đâu
Na Uy vốn được biết đến là quốc gia có địa hình đặc thù phức tạp với những mê cung vịnh hẹp, sông băng và núi non, thế nên việc di chuyển của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Đó chính là lý do mà đất nước này cho ra đời mạng lưới đường hầm để giải quyết bài toán giao thông. Và đường hầm Laerdal cũng là một trong số đó.
Đường hầm này được hoàn thành vào năm 2000 sau 5 năm thi công. Với chiều dài hơn 24,5 km, đây là hầm đường bộ dài nhất thế giới với mức phí xây dựng lên đến 163 triệu USD để xây dựng, tương đương 6,658 USD mỗi mét chiều dài.
Đường hầm Laerdal là tuyến đường phương tiện chính kết nối cư dân giữa các làng ở Laerdal và Aurland cho đến ngày nay. Ngoài ra, đường hầm Laerdal còn kết nối thủ đô Oslo với Bergen và thành phố lớn nhất Bergen.
Công trình kiến trúc này là thành quả của các kiến trúc sư và nhân viên xuất sắc nhất hợp tác ý tưởng làm nên. Trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là giải quyết vấn đề không gian chật hẹp phía trong đường hầm, đồng thời phải tính toán kỹ lưỡng nhằm tránh ảnh hưởng tới tinh thần sức khỏe của người tham gia giao thông khi lưu thông qua hầm.
Vì vậy, hầm đường bộ Laerdal được phân ra làm 4 khu, khoảng cách mỗi khu là 6km và được ngăn cách bởi 3 hang động núi lớn. Đặc biệt, hệ thống ánh sáng bên trong hầm là đột phá hơn cả. Hiện nay, đường hầm Laerdal trở nên nổi tiếng với những đường cong huyền ảo cùng màu sắc đèn rực rỡ, làm sáng cả một vùng hầm vẫn tưởng luôn tối tăm.
Khi đi qua đường hầm Laerdal, du khách sẽ có cảm giác như đang trải nghiệm trong một quảng trường nghệ thuật ánh sáng.
Hệ thống đèn được điều chỉnh tự động theo thời gian và điều kiện ánh sáng bên ngoài, từ ánh sáng trắng được sử dụng trong đường hầm chính đến sắc vàng tạo cho tài xế như ánh bình minh ló dạng, hay thêm vào đó là màu xanh tạo cảm giác như cuộc phiêu lưu. Tất cả những điều này nhằm giúp cho tài xế tránh được cảm giác buồn ngủ trong suốt 20 phút di chuyển qua đường hầm.
Ngoài ra, mỗi làn đường đều được trang bị những dải rung lớn hướng về phía trung tâm để “đánh thức” các tài xế thiếu tập trung.
Không chỉ chú trọng vào các yếu tố thẩm mỹ, đường hầm Laerdal cũng đạt được sự an toàn cao. Đường hầm này cũng có các hệ thống thoát hiểm và các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông trong trường hợp khẩn cấp.
Đặc biệt, đường hầm Laerdal đã đạt được thành công với việc thiết kế hệ thống thông gió hiện đại. Theo ghi nhận, đây là đường hầm đầu tiên có nhà máy xử lý không khí riêng. Nằm trong một hang động rộng 100m, cách Aurland 9,5 km, nhà máy bao gồm hai quạt lớn và một bộ lọc tĩnh điện và carbon, tất cả đều có tác dụng loại bỏ bụi và nitơ dioxide, giúp duy trì không khí thoáng bên trong hầm.
Mạng lưới đường hầm không chỉ là một phần quan trọng của hạ tầng giao thông Na Uy, mà còn là điểm đến thú vị cho những ai muốn trải nghiệm không gian ngầm với hệ thống ánh sáng, màu sắc, và âm thanh độc đáo.
Ngoài ra, việc ghé thăm đường hầm Laerdal cũng mở ra cho du khách cơ hội thưởng thức những cảnh đẹp ngoạn mục của Na Uy. Từ thị trấn Laerdal, du khách có thể bắt đầu hành trình của mình đến các điểm du lịch nổi tiếng như Vịnh Sognefjord hay Vườn quốc gia Jostedalsbreen.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"