Câu chuyện đáng sợ về một lò phản ứng hạt nhân bay quanh Trái Đất.
Dĩ nhiên, lò phản ứng này đã ngừng hoạt động và rơi khỏi quỹ đạo của mình, mặc dù vậy nó không gây ra bất kỳ thiết hại nào khi trở về Trái Đất.
Lò phản ứng hạt nhân SNAP-10A và tên lửa ATLAS Agena D.
Đó là lò phản ứng hạt nhân SNAP-10A thuộc chương trình SNAP - Systems Nuclear Auxiliary Power (tạm dịch là Hệ thống điện hạt nhân bổ trợ) - được phát triển dưới sự giám sát của Ủy ban Năng lượng hạt nhân Hoa Kỳ với mục đích nghiên cứu nguồn năng lượng sinh hoạt cho các trạm vụ trũ về sau.
SNAP-10A được đưa lên vũ trụ vào ngày 3/4/1965 từ Căn cứ không quân Vandenberg, bằng tên lửa ATLAS Agena D. Sau khi đạt tới độ cao 1300 km, SNAP-10A được tách khỏi tên lửa và tự chuyển động quanh Trái Đất theo quỹ đạo của mình và bắt đầu thực hiện quá trình tạo ra điện từ năng lượng hạt nhân với công suất dự kiến là 500 watt trong vòng một năm.
Cấu tạo lò phản ứng SNAP-10A.
Mặc dù vậy, sau 43 ngày hoạt động, một sự cố về điện xuất hiện khiến SNAP-10A bất ngờ đạt công suất cực đại 590 watt và trở nên bất ổn. Ngay lập tức, hệ thống khẩn cấp đã vô hiệu hóa lõi Plutonium-238 để tắt SNAP-10A và các chuyên gia đã tính toán nếu không có gì xảy ra thì nó sẽ lơ lửng trên độ cao 1300 km trong vòng 4000 năm nữa!
Mặc dù vậy vào tháng 11/1979, SNAP-10A bất ngờ lệch khỏi quỹ đạo của mình và rơi xuống. Nguyên nhân của việc này được cho là do va chạm với một vật thể khác, NASA và Quân đội Hoa Kỳ đã thu thập được hết các mảnh vỡ của SNAP-10A.
Kể từ đó, không ai nhắc đến ý tưởng đưa lò phản ứng hạt nhân lên vũ trụ nữa vì nếu nghĩ đến việc có một quả bom nguyên tử bay trên đầu chúng ta mỗi ngày thì thật đáng sợ...
Tham khảo Reddit
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"