Các nhà khoa học vừa khám phá ra một loài chim có thể bay lượn liên tục 56 ngày trên không trung mà không cần nghỉ ngơi.
Các nhà khoa học cho biết những con chim Frigate có thể bay liên tục trong 56 ngày mà không cần nghỉ ngơi.
Nghiên cứu này vừa được trình bày trên tạp chí uy tín Science. Đứng đầu công trình này là Henri Weimerskirch đến từ Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học và sinh học của Pháp. Nhóm đã sử dụng các thiết bị theo dõi qua GPS được gắn vào hàng chục con chim từ năm 2011 đến năm 2015.
Các nhà khoa học đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi phát hiện ra những con chim này có thể bay lượn trên bầu trời liên tục trong 56 ngày với quãng đường di chuyển hàng trăm dặm mỗi ngày mà không cần phải hạ cánh. Chúng có thể bay ở độ cao 2,5 dặm.
Các nhà khoa học đã gắn các thiết bị theo dõi nhỏ vào gáy của những con chim. Các thiết bị này hoạt động dựa vào năng lượng mặt trời với tính năng theo dõi nhịp tim, GPS, đo gia tốc… Weimerskirch cho biết các thiết bị này chỉ nặng 10 gram nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của những chú chim.
Loài chim bay lượn liên tục 2 tháng trên bầu trời mà không mệt mỏi.
Những chú chim Frigate bay lượn trong thời gian dài từ các vùng giữa Ấn Độ Dương. Chúng hầu như chỉ dành 10% thời gian để kiếm ăn. Chúng bay rất cao và có thể đi hết quãng đường 400 dặm mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu phát hiện chỉ khi đáp về tổ thì nhịp tim của chúng mới chậm lại. Thậm chí họ còn cho rằng có lẽ những con chim này ngủ trong không trung khi thực hiện những chuyến bay dài.
Các nhà khoa học cho biết một số ít loài chim có thể bay cao ở độ cao 2,5 dặm - nơi oxy trong không khí khá loãng và nước có thể đóng băng mà Frigate là một điển hình. Quả thực thiên nhiên luôn mang đến cho con người chúng ta những khám phá thú vị và không ngờ tới.
Tham khảo: scienceworldreport
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời