Vào năm 2008, Pikachu đã chính thức được ghi danh vào từ điển y khoa khi mà nó làm nguồn cảm hứng cho nhà khoa học để đặt tên một loại protein mới, "Pikachurin".
Có thể nói Pikachu là một trong những nhân vật huyền thoại và đáng nhớ nhất trong loạt phim/truyện/game Pokemon mà đa số ai trong chúng ta cũng từng đọc hoặc chơi qua. Đây là một nhân vật giả tưởng có hình dáng giống chú hamster, với bộ lông màu vàng chóe và chiếc đuôi hình sấm sét. Khi mới ra mắt, Pikachu đã chiếm được cảm tình từ cộng đồng game và manga của Nhật bản cũng như thế giới. Khi nhắc đến Pokemon, chúng ta không thể không nhớ đến Pikachu.
Không dừng lại ở đó, vào năm 2008, Pikachu đã chính thức được ghi danh vào từ điển y khoa khi mà nó làm nguồn cảm hứng cho nhà khoa học để đặt tên một loại protein mới, "Pikachurin". Nhà khoa học Nhật Bản, tác giả của việc tìm ra protein này, Shigeru Sato, lí giải rằng chính vì tính chất "di chuyển nhanh như tia chớp và gây ra hiện tượng tích điện" đã khiến ông chọn cái tên khá dễ nhớ trên.
Loại protein này có tác dụng phát tín hiệu từ mắt người lên não, và còn dùng để giúp mắt theo dõi vật thể chuyển động. Nếu không có loại protein này, các tín hiệu từ mắt người gửi lên não sẽ tốn thời gian hơn 3 đến 4 lần so với bình thường.
Đây không phải lần đầu các nhà khoa học sử dụng tên của nhân vật hư cấu để đặt tên cho các khái niệm khoa học mới. Vào năm 2005, các nhà khoa học đã đặt tên "Pokemon" (POKerythroid myeloid ontogenic factor) cho một loại gen liên quan đến ung thư. Tuy nhiên sau đó nó đã chuyển thành Zbtb7 sau khi cộng đồng những người yêu thích Pokemon đã phản đối vì họ không muốn tên của một biểu tượng như vậy đặt cho loại gen gây ung thư.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"