Có một mặt trăng thứ hai nữa đang quay quanh Trái Đất

    Dink,  

    Khô khan là vậy, nhưng Trái Đất nóng bỏng và có sức hút hơn bạn tưởng đó.

    Có một mặt trăng thứ hai nữa đang quay quanh Trái Đất - Ảnh 1.

    Mặt trăng thứ hai đang quay quanh Trái Đất.

    Các nhà thiên văn học tới từ ban Khảo sát Bầu trời Catalina trực thuộc Đại học Arizona vừa công bố phát hiện thú vị: họ tìm thấy một vệ tinh tự nhiên thứ hai nữa của Trái Đất. Hóa ra Trái Đất có sức hút hơn chúng ta tưởng, không chỉ “bắt” được một người bạn đời là Mặt Trăng.

    Thiên thể mới được phát hiện ra là một thiên thạch nhỏ ngẫu nhiên rơi vào quỹ đạo quanh Trái Đất, và hiện đang tạm thời trở thành một “mặt trăng tí hon” quay quanh ta. Các nhà khoa học mới khám phá ra nó hồi đầu năm nay, và chỉ công bố thông tin khi gần như khẳng định được rằng đây không phải vệ tinh nhân tạo hay rác vũ trụ trôi lơ lửng. Tỷ lệ để mặt trăng thứ hai này là một thiên thể vũ trụ là rất cao.

    Họ gọi nó là 2020 CD3.

    Có một mặt trăng thứ hai nữa đang quay quanh Trái Đất - Ảnh 2.

    2020 CD3 di chuyển trong không gian.

    Theo lời các nhà nghiên cứu, 2020 CD3 có quỹ đạo bất thường nhưng không có gì đáng lo cả, kích cỡ của nó chỉ bằng một chiếc xe hơi nhỏ thôi. Những hiện tượng như thế này hiếm thấy nhưng không phải chưa từng có tiền lệ: 14 năm trước, các nhà khoa học phát hiện ra một thiên thạch khác có tên 2006 RH120 cũng bay trong quỹ đạo quanh Trái Đất chưa đầy một năm thì tiếp tục hành trình cũ của nó, là bay quanh Mặt Trời.

    Số phận tương tự cũng sẽ xảy ra với 2020 CD3 sau vài tháng nữa. Nó sẽ sớm thoát khỏi ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của Trái Đất và chu du trong Vũ trụ đang giãn nở về mọi hướng. Trong khoảng thời gian 2020 CD3 vẫn quanh quẩn nơi đây, ta sẽ có cơ hội thu thập dữ liệu về tiểu hành tinh và cách chúng tương tác với những thiên thể khổng lồ có kích cỡ hành tinh. 

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ