Có một tính năng mà Apple đã đi trước 2 năm, Google bây giờ mới học theo, còn Samsung và Huawei vẫn chưa bắt kịp
Trong chớp mắt, Pixel 4 của Google đã làm được điều mà không một nhà sản xuất smartphone Android nào khác làm được.
Trong chớp mắt, Pixel 4 của Google đã làm được điều mà không một nhà sản xuất smartphone Android nào khác làm được. Đó là bắt kịp Face ID của Apple, một tính năng bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt mà Apple đã ra mắt 2 năm trước, để mở khóa iPhone và xác nhận thanh toán trực tuyến.
Tính năng bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt cũng đã xuất hiện trên smartphone Android từ nhiều năm trước, nhưng về cơ bản là không đủ an toàn để có thể sử dụng như một phương pháp xác nhận các giao dịch thanh toán. Đây là lần đầu tiên một chiếc smartphone Android được trang bị tính năng nhận diện khuôn mặt đủ tính bảo mật giống như Face ID.
Bên cạnh đó, Google cũng đã khơi mào một cuộc chiến mới giữa các nhà sản xuất smartphone Android, khi đưa tính năng nhận diện khuôn mặt trở thành một tiêu chuẩn bảo mật sinh trắc học mới. Samsung hay Huawei cũng sở hữu công nghệ nhận diện khuôn mặt của riêng mình, nhưng đều không đạt đến độ bảo mật giống như Face ID.
Vì sao nhận diện khuôn mặt lại là một tính năng tối quan trọng?
Nhận diện dấu vân tay và nhận diện khuôn mặt là hai tính năng bảo mật sinh trắc học phổ biến nhất trên smartphone hiện nay. Tuy nhiên, nhận diện khuôn mặt lại có nhiều điểm ưu việt hơn so với nhận diện dấu vân tay.
Đầu tiên là việc có thể mở khóa smartphone một cách rảnh tay, không lo sợ ngón tay bị ướt. Bên cạnh đó việc thay thế cảm biến vân tay bằng cảm biến nhận diện khuôn mặt giúp giải phóng không gian trên màn hình, giúp bạn không cần phải mò mẫm ngón tay ở mặt sau chiếc smartphone để mở khóa.
Mở khóa bằng khuôn mặt cũng được xem là biện pháp bảo mật an toàn và khó đánh lừa hơn. Đó cũng là những lý do vì sao Apple quyết định thay thế hoàn toàn cảm biến Touch ID bằng Face ID trên những chiếc iPhone mới nhất của mình.
Apple, và giờ là Google, sử dụng một máy chiếu và cảm biến hồng ngoài để phát hàng chục nghìn điểm sáng lên khuôn mặt của bạn. Sau đó lập thành một bản đồ 3D khuôn mặt của bạn, bao gồm cả chiều sâu.
Những chiếc iPhone yêu cầu bạn chạm vào màn hình hoặc vuốt từ dưới lên để kích hoạt tính năng nhận diện khuôn mặt Face ID. Pixel 4 của Google lại tỏ ra ưu việt hơn khi sử dụng Motion Sense, một bộ cảm biến chuyển động bằng radar để có thể nhận biết khi nào bạn đang tiếp cận với chiếc smartphone và tự động kích hoạt tính năng nhận diện khuôn mặt để mở khóa.
Phải mất 2 năm mới có một chiếc smartphone Android bắt kịp công nghệ Face ID của Apple
Không rõ lý do vì sao các nhà sản xuất smartphone Android lại mất quá nhiều thời gian để bắt kịp tính năng nhận diện khuôn mặt của Apple. Ngay khi iPhone X ra mắt vào năm 2017, Qualcomm cũng đã hỗ trợ các cảm biến và máy chiếu 50.000 điểm vào trong bộ vi xử lý Snapdragon 845 của mình.
Tuy nhiên các nhà sản xuất smartphone Android vẫn tỏ ra rất chậm chạp trong việc tiếp nhận công nghệ này. Có lẽ hệ điều hành Android khi đó vẫn còn thiếu những tính năng để có thể đưa nhận diện khuôn mặt trở thành phương pháp bảo mật an toàn và có thể giúp xác nhận các thanh toán trực tuyến.
Nhưng bây giờ, Google là nhà phát triển hệ điều hành Android, cũng đã xác nhận rằng nhận diện khuôn mặt có thể thay thế cho dấu vân tay và trở thành một cách thức xác nhận thanh toán an toàn. Gã khổng lồ tìm kiếm đã bắt đầu đóng vai trò dẫn dắt, để các nhà sản xuất smartphone Android học tập theo.
Sau khi nổ phát súng này, chắc chắn các nhà sản xuất smartphone Android khác như Samsung hay Huawei cũng sẽ bắt đầu đưa công nghệ nhận diện khuôn mặt mới vào những thiết bị của mình. Đặc biệt là khi cảm biến vân tay dưới màn hình của Samsung mới đây đã cho thấy những dấu hiệu kém an toàn.
Google cũng cho thấy vai trò của mình, giống như Microsoft. Đó là không chỉ phát triển phần mềm, mà còn là người dẫn dắt những xu hướng phần cứng mới để các hãng khác học tập theo. Mặc dù đây không phải là một công nghệ quá mới mẻ, và tính năng nhận diện khuôn mặt của Google vẫn còn lỗ hổng, nhưng nó cho thấy một khởi đầu mới đầy hứa hẹn cho hệ điều hành Android và các thiết bị Android.
Tham khảo: cnet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4