Có phải chim hồng hạc cho con non 'uống máu' của chính mình nên khi trưởng thành chúng mới sở hữu màu lông đỏ thẫm như máu?
Chim hồng hạc là loài chim nước lớn nổi tiếng với bộ lông màu hồng hoặc đỏ thẫm như máu. Chúng phân bố chủ yếu ở các hồ nước mặn, đầm lầy và đầm phá ở châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ. Chúng là loài chim sống dưới nước và thích sống theo nhóm.
- Hyundai Mobis ra mắt túi hàng loạt túi khí mới, mang đến sự bảo vệ tốt hơn cho người lái và hành khách!
- Phải chăng 1,4 nghìn tỷ tấn khí metan 'ngủ yên' ở Bắc Cực khi bị đánh thức sẽ là khởi đầu cho cuộc đại tuyệt chủng thứ sáu?
- 'Chủ nhân' thực sự của Trái Đất đã được sinh ra trước con người hàng tỷ năm và đã trải qua nhiều lần tuyệt chủng hàng loạt
- Dê hoang: Nỗi ám ảnh dai dẳng của 'đất nước cưỡi trên lưng cừu'
- Lời đồn về con la mang thai: Sự thật và khoa học
Chim hồng hạc là một họ chim rất cổ xưa. Ngay từ 40 triệu năm trước, hồng hạc đã bay trên bầu trời của Trái Đất. Tuy nhiên, hồng hạc cũng là loài đầy bí ẩn và còn rất nhiều bí mật chưa được biết đến về phân loại, thói quen kiếm ăn, sinh sản và cách tự bảo vệ của chúng.
Tại sao hồng hạc có màu đỏ?
Màu lông đỏ thẫm như máu của chim hồng hạc không phải tự nhiên mà có, thay vào đó, chúng đến từ carotenoids, một loại sắc tố trong thức ăn của loài chim đặc biệt này. Carotenoid là các hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong thực vật và động vật, tạo nên màu vàng, cam hoặc đỏ cho thực phẩm.
Chim hồng hạc chủ yếu ăn tôm, trai, côn trùng và tảo, tất cả những loại thức ăn này đều rất giàu carotenoid. Khi chim hồng hạc ăn những loại thức ăn này, carotenoid sẽ được tiêu hóa, hấp thụ và lắng đọng trong lông, da và mắt, khiến chúng có có màu đỏ.
Chim hồng hạc thuộc các loài và vùng khác nhau sẽ có màu lông khác nhau, từ hồng nhạt đến đỏ đậm, do hàm lượng và loại carotenoids trong thức ăn của chúng khác nhau.
Chim hồng hạc săn mồi bằng mỏ như thế nào?
Chim hồng hạc có mỏ rất đặc biệt, cong xuống dưới và mỏ trên nhỏ hơn mỏ dưới. Cấu trúc mỏ này cho phép chim hồng hạc thực hiện một cách săn mồi đặc biệt - kiếm ăn bằng bộ lọc ngược.
Khi hồng hạc tìm kiếm thức ăn trong nước, chúng treo ngược đầu dưới mặt nước và nhanh chóng hút, tách nước và cặn bằng lưỡi.
Sau đó, chúng sử dụng những sợi lông lọc ở hai bên miệng để thải nước và cặn từ mỏ trên và nuốt chất lỏng chứa thức ăn từ mỏ dưới. Bằng cách này, chim hồng hạc có thể lọc thức ăn như tôm, nghêu, côn trùng và tảo trong nước một cách hiệu quả.
Chim hồng hạc tìm kiếm bạn đời và nuôi dưỡng con non như thế nào?
Chim hồng hạc là loài động vật trung thành và thường ở bên một bạn tình suốt đời, hình thành mối quan hệ một vợ một chồng. Phương thức tán tỉnh của chim hồng hạc cũng rất thú vị. Chúng sẽ cùng nhau thực hiện một nghi lễ giống như khiêu vũ để thể hiện sự quyến rũ và khí chất của mình. Những chú hồng hạc sẽ lắc đầu, vỗ cánh, quay vòng tròn, kêu ríu rít... cùng nhau tạo thành một cảnh tượng ngoạn mục.
Khi hồng hạc tìm được bạn đời lý tưởng, chúng bắt đầu xây tổ và đẻ trứng. Tổ của chim hồng hạc có hình dáng giống như một ngọn đồi nhỏ làm bằng đất, đá, lông vũ và các vật liệu khác, cao khoảng 30 cm, giúp bảo vệ trứng khỏi nước và các loài săn mồi. Chim hồng hạc mỗi lần chỉ đẻ một quả trứng màu trắng nhạt, con đực và con cái thay phiên nhau ấp. Thời gian ấp khoảng 28-32 ngày.
Khi chim hồng hạc con chào đời, chúng không có màu hồng mà có màu trắng xám. Phải mất khoảng ba năm để chúng có được bộ lông màu đỏ giống như chim bố mẹ. Chim hồng hạc con có thể bơi và kiếm ăn ngay sau khi sinh, nhưng chúng vẫn cần được bố mẹ bảo vệ và cho ăn thường xuyên.
Điều này liên quan đến một truyền thuyết về hồng hạc, tức là hồng hạc sẽ nuôi con bằng chính máu hoặc não của chúng và chính điều này khiến cho lông của chim hồng hạc khi trưởng thành sẽ có màu đỏ thẫm như máu. Trên thực tế, truyền thuyết này là sai sự thật, thay vì máu, chim hồng hạc cho chim non ăn một chất lỏng đặc biệt gọi là "Crop milk - sữa thực vật".
Sữa thực vật thông thường là chất lỏng màu trắng đục chứa các chất dinh dưỡng như protein, chất béo và carotenoid do một số loài tiết ra, có thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của chim non (nó được tìm thấy trên tất cả các loài chim bồ câu và hồng hạc, do đó nó còn được gọi là sữa chim bồ câu). Loại sữa đặc biệt này được tiết ra bởi cả hai giới nên cả chim hồng hạc bố mẹ đều có thể cho con "bú".
Bởi vì sữa thực vật có chứa carotenoids nên nó có màu đỏ hoặc hồng, và đó chính là thứ mà người ta vẫn hay lầm tưởng là "máu" của chim bố mẹ.
Chim hồng hạc là loài chim rất kỳ lạ và xinh đẹp với bộ lông màu hồng, mỏ cong và đôi chân dài, chúng mang đến vô vàn sự ngạc nhiên và cảm kích cho con người.
Chúng cũng có những thói quen sinh hoạt phức tạp và bí ẩn, chẳng hạn như bú lọc ngược, khiêu vũ tập thể để tán tỉnh, bú sữa, v.v., khiến mọi người đầy tò mò và kính sợ đối với chúng. Tuy nhiên, chim hồng hạc cũng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa và thách thức như suy thoái đất ngập nước, biến đổi khí hậu, săn bắn trái phép, v.v. dẫn đến sự suy giảm quần thể và giảm phạm vi phân bố.
Vì vậy, chúng ta nên tăng cường bảo vệ, quản lý loài chim hồng hạc cũng như môi trường sống của chúng để những thiên thần màu hồng này có thể tiếp tục thể hiện sự duyên dáng và sức sống của mình trên Trái Đất.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời