Cổ phiếu Samsung cắm đầu lao dốc sau khi 'thái tử' Lee bị tuyên án 2 năm 6 tháng tù giam
Vị trí lãnh đạo cấp cao nhất ở Samsung một lần nữa bị bỏ trống.
Tờ Bloomberg vừa đưa tin, người thừa kế tập đoàn Samsung Jay Y. Lee vừa bị tuyên án tù giam 2 năm, 6 tháng vì cáo buộc hối lộ, kết thúc phiên tòa kéo dài nhiều năm gây chấn động Hàn Quốc.
Đáng chú ý, bản án tù giam được đưa ra đối với nhà lãnh đạo cấp cao nhất tại Samsung giữa thời điểm sự cạnh tranh ngày một gia tăng và thế giới ngày càng trở nên không chắc chắn. Tòa án tối cao Seoul lần đầu tiên bỏ tù ông Lee vào năm 2017 sau khi buộc tội tỷ phú này trong bê bối của cựu Tổng thống Park Geun-hye. Thời điểm đó, nhà lãnh đạo Samsung đã phải ở trong tù 1 năm nhưng được thả ra vào tháng 2/2018 sau khi hạn tù 5 năm ban đầu được tạm ngưng. Tòa án tối cao đã hủy bỏ quyết định đó, điều tra và xét xử lại vào năm 2019.
Ông Lee 52 tuổi đã rơi vào cuộc chiến pháp lý khởi nguồn từ 4 năm trước xuất phát từ vụ sáp nhập gây tranh cãi vào năm 2015. Lãnh đạo Samsung đã bị buộc tội biếu ngựa và nhiều khoản tiền khác cho bạn của cựu Tổng thống bị phế truất Park Geun-hy để nhận được sự ủng hộ của chính phủ khi ấy. Tòa án tối cao đã tuyên án tù giam 20 năm đối với bà Park vào tuần trước.
"Đây là một thông tin sốc với Samsung nhưng công ty này cần gạt bỏ tất cả và tiến về phía trước. kể từ khi ông Lee ở 1 năm ở trong tù, vị trí lãnh đạo này đã bị vắng 1,5 năm", Chae Yi-bai – một cựu luật sư nói.
Cổ phiếu Samsung đã giảm hơn 4% sau khi bản án với ông Lee được đưa ra.
Một luật sư của ông Lee gọi quyết định này là "đáng tiếc".
Nhà sản xuất điện thoại, chip nhớ và thiết bị tiêu dùng hàng đầu thế giới thiếu lãnh đạo cấp cao ngay giữa thời điểm đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, sự không chắc chắn giữa mối quan hệ Mỹ - Trung và cạnh tranh ngày một gia tăng. Trong khi hoạt động hàng ngày của Samsung vốn được điều hành bởi một đội ngũ các nhà quản lý nhưng sự vắng mặt của ông Lee có thể làm ngưng trệ những quyết định hay chiến lược đầu tư lớn, phức tạp mang tính dài hạn của công ty. Ông Lee vốn đóng vai trò quan trọng tại công ty, thường xuyên tham gia các sự kiện công chúng hoặc liên quan tới chính phủ sau khi được ra tù vào lần trước.
Shin Se-don – một giáo sư danh dự tại Đai học Sookmyung thì đánh giá bản án tù kể trên là "quá khắt khe" và cảnh báo rằng có thể có một làn sóng chống lại chính phủ cho thấy tầm quan trọng của Samsung với đất nước.
"Ông Lee có thể quản lý công ty từ trong tù nhưng sẽ có một vài thứ bị đình đốn. Việc bắt giam Lee sẽ tạo một cú sốc với mọi người. Samsung là xương sống của nền kinh tế và mọi người sẽ rất buồn khi nghe quyết định này".
Trong phiên tòa ngày 30/12, ông Lee đã có bài xin lỗi dài về những vấn đề xung quanh mình và nhấn mạnh nỗ lực biến Samsung thành một công ty vĩ đại trong khi đó nhấn mạnh lại rằng mình không làm gì sai trong quá khứ và thề không bao giờ trao lại quyền kiểm soát công ty cho con cái mình. Cũng chính vì những rắc rối về pháp lý mà sau khi cố chủ tịch Lee Kun-hee qua đời, "thái tử" Lee vẫn chưa thể chính thức tiếp quản "ngai vàng" ở công ty.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?