Có thể bạn chưa biết năm 1975, một chú mèo từng được xếp là đồng tác giả bài nghiên cứu vật lý
Bạn sẽ cảm thấy vô cùng bất ngờ và không thể tin nổi cho tời khi biết được ngọn nguồn gốc gác của vụ việc độc đáo này.
Có một thực tế mà không ai có thể phản đối, đó là việc được chính thức công nhận và xuất bản một công trình luận án nghiên cứu là vô cùng gian nan và vất vả. Nhưng liệu bạn có dám thử mạo hiểm một phen khi biết rằng với sự trợ giúp của một chú mèo, quá trình trên hoàn toàn có thể trở nên dễ dàng hơn nhiều và nằm trong tầm tay của bạn? Chắc chắn đó sẽ là một cơ hội có một không hai rồi!
Nếu áp dụng vào thời điểm hiện tại thì có lẽ nó sẽ phản tác dụng và biến chính bạn thành trò cười cho dư luận, thế nhưng trở lại năm 1975, đó lại là cả một câu chuyện khác, vì một chú mèo với tên gọi F.D.C. Willard đã được xướng tên là đồng tác giả của một tập luận án vật lý học có tiêu đề "Two-, Three-, and Four-Atom Exchange Effects in bcc3He."
Được đăng tải trên tạp chí Physical Review Letters, bài nghiên cứu đã tập trung vào kết quả của tiến trình thí nghiệm nhằm tìm ra tập tính của chất đồng vị helium-3 ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Được lãnh đạo bởi Jack H. Hetherington, giáo sư chuyên ngành vật lý tại Đại học Bang Michigan, công trình này đã cung cấp thêm nhiều góc nhìn sâu sắc về những câu hỏi vẫn còn được nhắc tới cho đến ngày nay. Tuy nhiên, khi tiến đến bước đệ trình bản thảo để đưa ra công chúng, ông đã vấp phải một vấn đề.
"Tôi đã rất tự hào về thành quả tác phẩm của mình, vì theo kinh nghiệm của tôi, nó hoàn toàn phù hợp để mọi người cùng đọc, hiểu và bàn luận," Hetherington trả lời phỏng vấn của R. L. Weber trong cuốn sách xuất bản năm 1985 "More Random Walks in Science".
"Trước khi tôi quyết định đưa lên, tôi cũng có nhờ một người bạn đọc qua và cho nhận xét. Sau đó anh ấy nói 'Không có gì phải bàn cãi cả, nhưng có lẽ nó sẽ không gặp được nhiều suôn sẻ đâu.'"
Tại sao lại như vậy? Hóa ra, Hetherington sử dụng ngôi số nhiều "chúng tôi" thay vì "tôi" trong tài liệu của mình, và luật chung cấm kỵ việc sử dụng cách xưng hô đó, trừ khi tác phẩm này thực sự do nhiều tác giả viết nên.
"Mọi công đoạn đã chuẩn bị xong xuôi và hoàn thành, do đó sẽ rất phức tạp nếu phải sửa lại toàn bộ bản thảo. Vì vậy, trong một lúc ngẫu hứng, tôi đã vô tình hỏi thư ký về việc đổi một chút ở trang tiêu đề, thêm vào đó tên một chú mèo nuôi trong nhà - Chester," Hetherington chia sẻ.
Chester là con của một con mèo khác có tên Willard, sau đó đã được gán cho bút danh F.D.C. Willard, viết tắt cho Felis Domesticus Chester Willard.
Thật bất ngờ, cuối cùng bài nghiên cứu của ông đã được chấp thuận, và F.D.C. Willard trở thành cái tên chính thức liên hệ tới tác phẩm bắt nguồn từ trường Đại học Bang Michigan. Đây quả thật là một niềm vinh dự cho Chester khi được mệnh danh là "chuyên gia" trong lĩnh vực vật lý hạ nguyên tử.
Thật ra cũng dễ hiểu cho quyết định được cho là "điên rồ" trên của Hetherington, vì khó có ai lại chấp nhận để một người khác nghiễm nhiên trở thành đồng tác giả của công trình tâm huyết dày công suốt thời gian qua của mình phải không? Và hơn nữa, kể cả khi dư luận phát hiện ra sự thật rằng cộng sự của ông là một con mèo, đó vốn cũng là một điều vô hại, chẳng phạm vào lợi ích của ai cả.
"Tôi chưa từng hối hận vì đã đưa ra quyết định như vậy," trích lời Hetherington. "Khá nhiều người cảm thấy đó là một hành động nực cười, nhưng những người trong ngành biên tập và báo chí thì lại coi nó không có gì là vui vẻ như vậy."
Đã có 10 người bạn của Hetherington may mắn nhận được những bản thảo có chữ ký tặng trực tiếp của tác giả. F.D.C. Willard cũng rất sẵn lòng để lại "dấu ấn" bằng chân của mình, nhưng danh tính của nó chỉ được tiết lộ sau khi có những câu hỏi được đưa ra về Willard tại Michigan.
"Một người hâm mộ muốn được nói chuyện trao đổi với tôi, nhưng khi ấy tôi không thể có mặt, vì vậy anh ta cho rằng chỉ cần gặp Willard là đủ. Mọi người đều phá lên cười và cuối cùng thì sự thật đã 'vỡ lở'," Hetherington thuật lại tình huống hài hước trên trang Today I Found Out.
F.D.C. Willard tiếp tục góp tên mình trong một tiêu đề tác phẩm nữa về helium-3 trên một tạp chí khoa học của Pháp - La Recherche - và lần này được đích thân đề tên là tác giả duy nhất, sau đó dần chìm vào quá khứ.
Nhưng có vẻ như sự việc trên đã để lại ấn tượng không nhỏ đến giới khoa học nói chung. Cụ thể, vào 1/4/2014, Hội Vật lý học Hoa Kỳ (APS) đã chính thức công bố và đưa ra quyết định cho phép mọi tài liệu có sự góp mặt của đồng tác giả là... mèo đều được quyền xuất bản tự do đến công chúng.
Một lần cuối cùng, xin cảm ơn "ngài" Felis Domesticus Chester Willard vì những đóng góp to lớn cho nền khoa học nhân loại.
Tham khảo: Science Alert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4